Hộ Giáo
Bài viết của Joel Peters - Phạm Bảo chuyển ngữ

Phần III

6. Những Kitô Hữu tiên khởi không có Thánh Kinh 
 
Các học giả nghiên cứu Kinh Thánh có nói với chúng tôi rằng quyển cuối cùng của Tân Ước chưa được viết ra cho đến cuối thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, điều đó có nghĩa là, cho đến khoảng năm thứ 100 sau công nguyên (9). Sự kiện này để lại một khoảng trống xấp xỉ 65 năm, giữa khoảng thời gian từ năm Chúa Thăng Thiên cho đến thời gian hoàn thành trọn bộ Kinh Thánh như chúng ta đã biết. Vì thế, xin được nêu ra một câu hỏi là : “Trong thời gian đó có người nào hoặc có điều gì đáp ứng như quyền vô ngộ tối hậu ?” 
 
Nếu học thuyết Duy Kinh Thánh của Tin Lành là đúng, thì từ đấy Giáo Hội hiện hữu trong một thời gian không có toàn bộ Lời Chúa được viết ra, mà lại có những tình trạng và những đề tài mang tính giáo thuyết không thể giải quyết dứt khoát được, cho đến khi tất cả các Sách Tân Ước đã được hoàn thành đầy đủ. nên Giáo Hội sẽ là con thuyền không rời bến ra khơi được nếu không có tay lái, có thể nói như thế, ít nhất là trong một thời gian. Nhưng điều này lại đi ngược với các lời tuyên bố và các lời Chúa đã hứa với Giáo Hội của Người một cách đặc biệt – “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20) – chưa kể đến lời Người nói với các môn đệ của Người : “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.” (Ga 14, 18) 
 
Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt, vì trong vài thập niên đầu tiên, Giáo Hội hiện hữu trong tình trạng hỗn độn : đã bắt đầu có các cuộc bách hại, các tín hữu phải chịu tử đạo, Đức Tin mới phải vùng vẫy để trưởng thành, và một số lời giáo huấn giả trá đã xuất hiện (xem Gl 1,6-9). Nếu Kinh Thánh là quy luật đức tin duy nhất của Kitô hữu, và cũng vì Kinh Thánh vẫn chưa được viết ra đầy đủ – lại càng chưa ổn định được các thuật ngữ giáo luật – cho đến 65 năm sau ngày Chúa Thăng Thiên, thì làm thế nào mà Giáo Hội sơ khai có thể giải quyết các vấn nạn có tính giáo thuyết mà không có một thẩm quyền nào trên cách thức tiến hành giải quyết ? 
 
Đến đây có thể người Tin Lành phải thúc giục đưa ra hai câu trả lời hợp lý : 1/ Các Tông Đồ đều tạm thời là tài liệu gốc khả tín tối hậu trong khi Tân Ước đang được viết; và 2/ Chúa Thánh Thần đã được ban cho Giáo Hội và sự hướng dẫn trực tiếp của Người đã lấp đầy thời gian trống giữa năm Chúa Thăng Thiên và năm hoàn tất bộ Tân Ước. 
 
Về câu trả lời thứ nhất, sự thật là Chúa Giêsu Kitô đã trao quyền cho các Tông Đồ bằng uy quyền của Người; tuy nhiên, không có nơi nào trong Kinh Thánh cho biết cái vai trò thiết thực của người có thẩm quyền trong Giáo Hội sẽ chấm dứt với cái chết của vị Tông Đồ cuối cùng. Hoàn toàn ngược lại, điều hết sức rõ ràng là trong các bản ghi chép Kinh Thánh : a) không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng khi vị Tông Đồ cuối cùng qua đời thì dạng văn bản của Lời Chúa sẽ trở nên tài liệu khả tín tối hậu. Và b) các Thánh Tông Đồ đã quang minh chính đại chọn ra những người kế tục, luân phiên nhau nắm giữ lấy thẩm quyền “tháo-buộc”. Điều này đã thể hiện trong việc bầu Thánh Mát-thêu làm người thay thế vị trí của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt (xem Công Vụ 1,15-16) và trong việc Thánh Phaolô chuyển giao Quyền Tông Đồ cho ông Ti-mô-thê và ông Ti-tô (xem 2 Tm 1,6 và Tt 1,5). Có lẽ là người Tin Lành chỉ tin vào huấn quyền Công Giáo bằng việc nhất quyết đòi cho bằng được thẩm quyền của các Thánh Tông Đồ. 
 
Về câu trả lời thứ hai – sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần lấp đầy khoảng thời gian trống – theo luận điểm đó, vấn đề là sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần chính là một nguồn gốc quyền bính về Kinh Thánh được bổ sung thêm (có nghĩa là “bên ngoài Kinh Thánh”). Đương nhiên. Kinh Thánh nói hết sức rõ ràng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần giữa các tín hữu và vai trò của Người trong việc dạy bảo “sự thật toàn vẹn” cho các môn đệ, nhưng một khi có sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần, trong thực tế là thẩm quyền tối thượng trong suốt 65 năm ấy, thì lịch sử Giáo Hội sẽ được biết đến lần lượt hai thẩm quyền tối thượng : trước tiên là sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần, sự hướng dẫn này sau đó được thay thế bằng các câu Kinh Thánh và sẽ trở thành sola hay quyền tối thượng “duy nhất”. Và một khi tình trạng của quyền tối thượng về Kinh Thánh bổ xung thêm này theo nhận thức của người Tin Lành là có thể chấp nhận được, thì điều này không mở ra cánh cửa nào cho vị thế Công Giáo phát biểu rằng huấn quyền của Giáo Hội là thẩm quyền trực tiếp cao nhất – là thẩm quyền của Giáo Hội bắt nguồn từ Đức Kitô và sự huấn giáo của Giáo Hội bắt nguồn từ Kinh Thánh và Truyền Thống, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. 
 
Đức Giêsu Kitô đã ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội, và chính xác là Thần Khí này là Đấng che chở cái đầu hữu hình của Giáo Hội, là Đức Giáo Hoàng, và gìn giữ huấn quyền của Giáo Hội bằng việc không bao giờ để cho Đức Giáo Hoàng hay Giáo Hội vì sai lầm mà mất quyền lực. Người Công Giáo tin rằng Đức Kitô đã thực sự ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội, và tin rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong Giáo Hội và dạy cho Giáo Hội sự thật toàn vẹn (Ga 16,13) và liên tục che chở học thuyết vẹn toàn của Giáo Hội, đặc biệt qua chức vụ Giáo Hoàng. Có như thế thì Phúc Âm mới còn được rao giảng – một cách tự tin (có thẩm quyền) và không thể sai lầm – cho dù chưa có một câu Kinh Thánh nào từng được viết ra. 
 
7. Giáo Hội làm ra Thánh Kinh chứ không phải Thánh Kinh tạo ra Giáo Hội. 
 
Học thuyết Duy Kinh Thánh đã bỏ sót không nhìn thấy – hay ít nhất là đã hết sức nhấn mạnh không đúng mức – sự kiện Giáo Hội đã có trước khi có Thánh Kinh, và không nhìn ra đường lối khác ở chung quanh. Thật ra mà nói, chính Giáo Hội đã viết ra Kinh Thánh dưới sự linh ứng của Thiên Chúa Toàn Năng : Do Thái Giáo cũng là Giáo Hội thời Cựu Ước (hay “tiền-Công-Giáo”) và Giáo Hội sơ khởi như là Giáo Hội thời Tân Ước. 
 
Trong các trang sách Tân Ước, chúng ta đọc thấy Đức Chúa đã trao một chức vụ đứng đầu đích xác cho huấn quyền của Giáo Hội Người và nhân danh Người mà công bố huấn quyền của Giáo Hội. Chẳng hạn như : trong Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu, đoạn 28, câu 20, chúng ta thấy Chúa ủy thác cho các Tông Đồ ra đi và nhân danh Người mà dạy bảo, và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Trong Phúc Âm theo Thánh Mác-cô, đoạn 16, câu 15, chúng ta thấy các Tông Đồ được lệnh phải ra đi và loan báo Tin Mừng cho khắp tứ phương thiên hạ. Và trong Phúc Âm theo Thánh Lu-ca, đoạn 10, câu 16, chúng ta thấy người nào nghe lời 72 môn đệ tức là nghe lời Chúa. Những sự kiện này đều là những sự kiện có đáng chú ý nhất, bởi chúng ta không thấy có chỗ nào Chúa ủy thác các Tông Đồ của Người loan báo Tin Mừng cho toàn khắp thế gian bằng những điều được nhân danh Người mà viết ra. Việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn được nhấn mạnh chứ không phải nhấn mạnh đến việc in ấn và phân phát Sách Tin Mừng. 
 
Như thế, điều đó đem lại hệ quả là quyền lãnh đạo và quyền giáo huấn của Giáo Hội là những yếu tố không thể thiếu trong các biện pháp mà nhờ đó thông điệp Phúc Âm đến được tận cùng trái đất. Bởi Giáo Hội làm ra các câu Kinh Thánh, thì điều hết sức thuận tình hợp lý, hợp Kinh Thánh là khi nói rằng chỉ riêng Giáo Hội mới có thẩm quyền giải thích đúng đắn và áp dụng các câu Kinh Thánh mà thôi. Và nếu quả thật là như thế, thì do bởi nguyên lý về nguồn gốc và bản tính của mình, Kinh Thánh không thể đáp ứng như là quy luật đức tin duy nhất đối với Kitô hữu. Nói cách khác, bằng việc làm ra các câu Kinh Thánh, Giáo Hội không loại trừ nhu cầu Giáo Hội phải là người thầy dạy và là người giải thích những câu Kinh Thánh ấy. 
 
Hơn thế nữa, có phải điều bất hợp lý là khi nói rằng bằng việc đơn giản đặt ra chức vụ Tông Huấn ở tại việc viết lách, Giáo Hội bằng cách nào đó đã tạo ra một quyền tối cao để giáo huấn qua văn bản đối với những lời huấn giáo của Giáo Hội ? Tương tự như tổ chức giảng dạy mà Chúa đã thiết lập, Lời của Người là lời có quyền uy, mà bởi vì lời nói là một dạng thức mà đúng ra không có nghĩa nào khác hơn là một dạng thức để chinh phục người khác. Vì một mạc khải của Thiên Chúa lại gồm có hai dạng thức, nên phủ nhận thẩm quyền của một dạng thức cũng sẽ là phủ nhận luôn thẩm quyền của dạng thức kia vậy. Các dạng thức của Lời Chúa đều bù đắp cho nhau chứ không xung đột lẫn nhau. Như thế, một khi cần đến các câu Kinh Thánh thì cũng phải cần đến huấn quyền đã thực hiện nên các câu Kinh Thánh. 
 
8. Ý tưởng về Huấn Quyền Kinh Thánh xuất hiện bên ngoài thẩm quyền của các Giáo Phụ là điều tuyệt đối lạ lẫm với Giáo Hội Tiên Khởi. 
 
Nếu Quý Vị đọc các bài viết của các Giáo Phụ Tiên Khởi, Quý Vị sẽ thấy những bài có liên quan đến Tông Truyền [kế thừa công việc của các Tông Đồ] (10), có liên quan đến hàng Giám Mục là những người bảo vệ Kho Tàng Đức Tin (11), và có liên quan đến chức vụ cầm đầu và cầm quyền tại Rôma (12). Trọng trách chung của những bài tham luận này làm sáng tỏ sự kiện Giáo Hội tiên khởi đã hiểu rằng mình cần phải có một phẩm trật làm trọng tâm cho việc duy trì tính vẹn toàn của Đức Tin. Chúng ta hoàn toàn không thấy có bất kỳ biểu lộ nào cho thấy những người đi theo Đức Kitô ngay từ những ngày đầu tiên đã xem nhẹ những vị thế có uy quyền này và cho rằng những vị thế ấy vô hiệu như một quy luật đức tin. Ngược lại, chúng ta đọc thấy trong những bài văn ấy, Giáo Hội ngay từ lúc khởi đầu của mình, đã nhìn thấy quyền năng giáo huấn của mình có nền tảng vững chắc trong sự phối hợp bất khả phân ly giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền – cả hai cùng được giảng dạy một cách có uy thế và được giải thích do bởi Tông Huấn Magisterium (Tông Huấn về Huấn Quyền) của Giáo Hội, với Giám Mục Rôma ở vị trí làm đầu Giáo Hội. 
 
Nói rằng Giáo Hội tiên khởi đã tin vào ý niệm “Duy Kinh Thánh” thì cũng nói một cách tượng tự là con người nam-nữ ngày nay có thể ôm ấp ý tưởng là các luật lệ dân sự của chúng ta có thể thi hành mà không cần đến Quốc Hội để thiết lập ra các điều luật ấy, không cần đến tòa án pháp đình để giải thích các đạo luật ấy và cũng chẳng cần đến công an cảnh sát để thi hành các luật lệ ấy. Tất cả điều mà chúng ta cần đến là được cung cấp đủ các sách luật hợp pháp trong mỗi gia đình để từng công dân có thể tự định đoạt cách thức hiểu biết và áp dụng bất kỳ luật lệ nào được ban hành. Tất nhiên, khẳng định như thế là điều bất hợp lý, vì không một ai có thể trông đợi các bộ luật dân sự được thi hành theo kiểu cách này. Hệ quả của tình trạng thi hành công việc pháp luật như thế thì chẳng còn nghi ngờ là sẽ đưa đến tình trạng hoàn toàn vô chính phủ. 
 
Còn biết bao điều phi lý nữa, sau đó, liệu có dám cho rằng Thánh Kinh có thể thi hành theo cách riêng và bên ngoài Giáo Hội là người đã biên soạn ra Kinh Thánh ? Chính xác là Giáo Hội – chứ không phải là bất kỳ Kitô hữu nào – mới duy nhất là người sở hữu quyền bính thiêng liêng đã được Chúa giao để giải thích đúng đắn Kinh Thánh, cũng như lập ra các nội dung luật lệ kèm theo sự chỉ đạo các thành viên của Giáo Hội. Nếu điều này không trở nên một tình thế, không trở nên nền hành pháp theo bất kỳ mức độ nào – địa phương, khu vực hay toàn cầu – thì khắp nơi nơi sẽ nhanh chóng chuyển sang tình trạng vô chính phủ trong tâm linh, nơi mà từng người và mọi Kitô hữu có thể lập công thức cho một hệ thống tư tưởng thần học và khuếch trương một chuẩn mực đạo đức căn cứ một cách đơn giản trên sự giải thích Kinh Thánh theo ý riêng của mình. 
 
Chẳng phải là lịch sử đã thực sự trông thấy một cách chính xác cái kết quả đó từ thế kỷ thứ 16, khi mà cái phong trào được gọi là Cải Cách đã xảy ra hay sao ? Thật ra, khi nghiên cứu tình hình Âu Châu, ngay sau thời gian hình thành phong trào Cải Cách – đặc biệt là tại Đức – sẽ chứng tỏ rằng kết quả trực tiếp của việc giáo huấn theo Cải Cách đều hỗn loạn ở cả hai mặt tâm linh và xã hội (13). Chính Luther đã phải hối tiếc về sự kiện là : “Bất hạnh thay, chính vì cảm nghiệm hàng ngày của chúng ta mà giờ đây dưới Hội Thánh Phúc Âm, con dân (của Hội Thánh ấy) đang ấp ủ thêm ít nhiều lòng thù hận và ganh ghét, đồng thời trở nên tồi tệ hơn với lòng tham và ky cóp làm giàu còn hơn thời trước đây dưới quyền trị vì của Đức Giáo Hoàng. (14) 
 
9. Những nhà sáng lập và các phong trào dị giáo đặt nền tảng giáo thuyết của họ trên Kinh Thánh được giải thích ngoài Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội 
 

Nếu Quý Vị nhìn vào lịch sử hình thành Giáo Hội Tiên Khởi, Quý Vị sẽ thấy Giáo Hội lúc ấy không ngừng chống lại các tà giáo và những kẻ vận động cho các tà giáo đó. Chúng ta cũng thấy Giáo Hội luôn không ngừng đáp trả cho các mối đe dọa bằng việc triệu tập các Công Đồng (15) và hướng về Rôma để dàn xếp các cuộc tranh luận về các vấn đề trong giáo thuyết và giải quyết các vấn đề về kỷ luật. Thí dụ như : Đức Giáo Hoàng Cơ-lê-men-tô đã can thiệp vào một cuộc luận chiến trong Giáo Hội tại Cô-rinh-tô cuối thế kỷ thứ nhất và Ngài đã đặt một dấu chấm hết cho sự ly giáo tại nơi đây. Vào thế kỷ thứ hai, Đức Giáo Hoàng Víc-to đã đưa ra lời răn đe vạ tuyệt thông (sính phép thông công) một bộ phận lớn trong Giáo Hội tại Đông Phương vì đã có sự tranh cãi vấn đề về khi nào nên cử hành mừng Lễ Phục Sinh. Vào đầu thế kỷ thứ ba, Đức Giáo Hoàng Ca-li-tô công bố kết án những người theo học thuyết Sa-ben-li-ô. 
 
Trong trường hợp những người lạc giáo và / hay là những cuộc xung đột về kỷ luật đang nổi dậy, những người đi theo lạc giáo cũng như những người phạm kỷ luật Giáo Hội sẽ bảo vệ cho đức tin lầm lạc của mình bằng việc giải thích theo cách riêng những câu Kinh Thánh, tách riêng ra khỏi Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội. Có một minh họa rõ nét về điểm này là trường hợp của một vị tu sỹ vào thế kỷ thứ tư tên là A-ri-ô (Arius) đã tuyên bố rằng Con Thiên Chúa chỉ là một thụ tạo và không ngang hàng (đồng bản thể, đồng bản tính) với Đức Chúa Cha. 
 
A-ri-ô và những người theo ông đã trích các câu Kinh Thánh để “minh chứng” cho lời tuyên bố của mình (16). Những cuộc tranh luận và bàn cãi đã nảy sinh ra từ các bài huấn giáo của ông đã trở nên rộng lớn đến nỗi Công Đồng Chung đầu tiên đã được triệu tập tại Ni-sê vào năm 325 sau công nguyên nhằm giải quyết ổn thỏa những cuộc tranh luận và bàn cãi ấy. Dưới quyền trị vì của Đức Giáo Hoàng, Công Đồng đã ra tuyên bố những điều mà A-ri-ô giảng dạy đều là lạc giáo và đã đưa ra một số lời tuyên bố có tính quyết định về Ngôi Vị của Chúa Kitô, và Công Đồng đã làm như thế, đã căn cứ vào Thánh Truyền mà phát biểu về các vấn nạn có liên quan đến Kinh Thánh. 
 
Ở chỗ này, chúng ta thấy huấn quyền của Giáo Hội được sử dụng như lời chung cuộc đối với một vấn đề hết sức quan trọng mang tính chất học thuyết. Một khi không cầu viện đến huấn quyền, thì có thể sai lầm của A-ri-ô đã đổ ập xuống Giáo Hội rồi. Theo đó, một phần lớn các Giám Mục vào thời đó sẽ sa ngã vào lạc thuyết của A-ri-ô rồi (17). Mặc dù A-ri-ô đã đặt các lý lẽ của mình trên nền tảng Kinh Thánh và có lẽ ông đã “so sánh bản Kinh Thánh này với bản Kinh Thánh kia”, nhưng thực tế là ông đã đi đến một kết luận lạc giáo. Như vậy, chính là huấn quyền của Giáo Hội – được thiết lập theo phẩm trật – đã can thiệp và tuyên bố công khai về sai lạc của A-ri-ô. 
 
Áp dụng trong thực tế chúng ta sẽ thấy rõ. Nếu Quý Vị hỏi han một người Tin Lành là cho dù niềm tin của A-ri-ô về Đức Chúa Con chỉ là thụ tạo có đúng hay không, thì lẽ tất nhiên, người Tin Lành sẽ có câu trả lời phủ định. Sau đó, người ấy nhấn mạnh sự việc cho dù A-ri-ô có lẽ đã “so sánh bản Kinh Thánh này với bản Kinh Thánh kia”, thì có như thế nào đi chăng nữa, ông ấy cũng đã đi đến một kết luận sai lạc. Nếu điều này là sự thật đối với A-ri-ô, thì điều gì đảm bảo cho người Tin Lành đã kết luận cũng không phải là sự thật đối với sự giải thích của người Tin Lành về các đoạn Kinh Thánh đã nêu ra ? Ngay chính sự việc người Tin Lành biết là các điều giải thích của A-ri-ô đều là những giải thích lạc giáo, thì sự việc này có ý nói rằng có một sự thật khách quan hay một lời giải thích “đúng đắn” cho các đoạn Kinh Thánh mà người Tin Lành đang sử dụng. Bấy giờ vấn đề đang luận bàn sẽ trở nên câu hỏi : làm sao chúng ta có thể biết lời giải thích nào là sự thật. Câu trả lời duy nhất khả dĩ là phải có, vì cần thiết, một quyền bính vô ngộ để bảo ban cho chúng ta. Quyền bính vô ngộ ấy, chính là Giáo Hội Công Giáo, đã tuyên bố công khai tính chất lạc giáo của A-ri-ô. Nếu Giáo Hội Công Giáo không có tính chất thẩm quyền và vô ngộ trong các lời công bố của mình, thì các tín hữu chắc hẳn đã không có bất cứ lý do gì để mà khước từ các lời huấn giáo của A-ri-ô, và toàn thể các Kitô hữu ngày nay có thể sẽ bao gồm những tín đồ A-ri-ô Giáo đương đại rồi !!! 
 
Như thế, rõ ràng là việc chỉ sử dụng đến riêng Kinh Thánh mà thôi thì không bảo đảm đi đến chân lý của học thuyết. Cái kết quả như đã nói trên là điều đang xảy ra khi người ta sử dụng học thuyết lầm lạc Duy Kinh Thánh như là một nguyên lý hướng dẫn, và lịch sử của Giáo Hội cũng như lịch sử của nhiều tà thuyết đã phải nói đến, đều là chứng cứ không thể phủ nhận cho sự việc này. 
 
10. Quy điển (thư bộ) Kinh Thánh đã không được ổn định cho đến thế kỷ thứ tư. 
 
Một sự kiện lịch sử đã tỏ ra vô cùng thuận lợi cho người Tin Lành là sự kiện thư bộ Kinh Thánh – là danh bộ các tác phẩm khả tín về mặt chính xác, những quyển sách ấy là Kinh Thánh do linh ứng mà có – đã chưa được ổn định và cố định cho đến cuối thế kỷ thứ tư. Cho đến lúc ấy, đã có nhiều sự bất đồng về những câu Kinh Thánh nguyên thủy viết ra những điều mà người ta coi như là được viết từ thời các Thánh Tông Đồ và được linh ứng. Thư bộ Kinh Thánh đã thay đổi hết từ chỗ này sang chỗ khác : một số danh sách gồm những quyển sách sau này được xác định là không thuộc về thư bộ Kinh Thánh, trong khi có danh bộ khác lại không được gộp vào những quyển sách mà sau này lại được xác định thuộc về thư bộ Kinh Thánh. Thí dụ như : có những bản văn trong thời kỳ Kitô Giáo tiên khởi được một số người cho là được linh ứng và được viết ra từ thời các Thánh Tông Đồ, những bản văn này thực sự đã được đọc trong những buổi người Kitô Giáo thờ phượng công khai, nhưng sau này bị loại bỏ ra khỏi Tân Ước. Những bản văn ấy bao gồm Vị mục tử Héc-ma [The Shepherd of Hermas], Thư của Thánh Bác-na-bê và Giáo Huấn của 12 Tông Đồ, trong số các quyển sách khác (18). 
 
Không phải là cho đến khi Thượng Hội Đồng Rôma (năm 382), Công Đồng Híp-pô (năm 393) và Công Đồng Ca-ta (Cathage – năm 397) chúng ta mới tìm ra một danh bộ cuối cùng cho các sách được sắp đặt thuộc về quy điển Kinh Thánh, mà từng Công Đồng nói trên đã công nhận cùng một danh bộ các quyển Kinh Thánh. Từ thời   điểm này về sau, trong thực tiễn không có sự tranh cãi nào nữa về thư bộ Kinh Thánh, chỉ ngoại trừ những người được gọi là Tin Lành Cải Cách là những người đã khởi đầu cho bối cảnh năm 1517, là điều khó mà tin được sau 11 thế kỷ. 
 
Một lần nữa, có hai câu hỏi nền tảng dành cho ai không thể đưa ra các câu trả lời phù hợp cho học thuyết Duy Kinh Thánh : 
 
A/    Người nào hay điều gì đáp ứng như là thẩm quyền Kitô Giáo tối hậu cho đến thời gian thư bộ Tân Ước được đồng nhất ? Và, 
 
B/   Nếu đã có một tài liệu khả tín tối hậu để người Tin Lành công nhận trước khi thư bộ Thánh Kinh được thiết lập, thì căn cứ trên điều gì mà tài liệu khả tín ấy lại không còn là tối hậu một khi thư bộ Kinh Thánh đã được thiết lập ? 
 
Còn tiếp 
 

================================

 
 9    Có một số nhà nghiên cứu Thánh Kinh bảo lưu ý kiến cho rằng Thư thứ hai của Thánh Phêrô thực sự là bản văn Tân Ước cuối cùng, có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ thứ hai. Vì không có sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu Kinh Thánh để có được một niên đại xác đáng, nên cũng đủ cho mục đích của chúng ta ở đây, chấp nhận quan điểm chung nhất là tất cả các sách thuộc về Tân Ước đã được hoàn tất với Sách Khải Huyền. 
 
 10  Xin tham khảo các tác phẩm như : “Chống lạc giáo” của Thánh I-rê-nê, quyển 3, chương 3; “Hướng dẫn chống lại kẻ lạc giáo” của Giáo Phụ Téc-tu-li-a-nô, chương 32; và “Các nguyên lý đầu tiên” của Thánh Ô-ri-gê-nê, quyển 1, lời mở đầu. 
 
 11  Xin tham khảo các tác phẩm như : “Letter to the Smyrnaeans”, chương 8 và chương 9; “Letter to the Philadelphians”, phần giới thiệu và từ các chương 1 đến chương 4; “Letter to the Magnesians”, chương 7 của Thánh I-nha-si-ô. 
 
 12  Xin tham khảo các tác phẩm của Thánh I-nha-si-ô như : “1 Clement”, các chương 2, 56, 58, 59 và “Thư gửi giáo dân La Mã”, phần giới thiệu và chương 3; hay tác phẩm “Chống lạc giáo”, quyển 3, chương 3, đoạn số 2 của Thánh I-rê-nê; tác phẩm “Hướng dẫn chống lại kẻ lạc giáo” của Giáo Phụ Téc-tu-li-a-nô, chương 22; Thánh Eusebius (Eucherius ?) “Lịch sử Giáo Hội”, quyển 5, chương 24, đoạn số 9. 
 
 13  Tham khảo : Đức Ông Patrick F. O’Hare, LL.D., “Các sự kiện về Martin Luther” (Cincinnati: Pustet, 1916; Rockrord, IL: TAN, 1987), trang. 215-255. 
 
14  Walch, XIII, 2195, được trích dẫn trong “Các sự kiện về Martin Luther” (Cincinnati: Pustet, 1916; Rockford, IL: TAN, 1987), pp. 215-255. 
 
 15  Xin nhớ là các sắc lệnh của Công Đồng Chung không có hiệu lực buộc, trừ phi được Đức Giáo Hoàng châu phê. 
 
16  Hai câu Kinh Thánh được các tín đồ lạc giáo A-ri-ô mọi lứa tuổi ưa chuộng là câu 22 trong đoạn 8 của Sách Châm Ngôn và câu 28 trong đoạn 14 của Sách Phúc Âm theo Thánh Gioan, đã được viện dẫn ra nhằm nuôi dưỡng niềm tin của họ. 
 
17  Tham khảo tác phẩm “Lạc giáo A-ri-ô trong thế kỷ thứ tư” của Đức Hồng Y John Henry Newman. 
 
 18  Henry G. Graham, “Nơi mà chúng ta hiểu được Kinh Thánh là Lòng Biết Ơn Giáo Hội Công Giáo” (St. Louis: B. Herder, 1911; Rockford, IL: TAN, 1977, ấn bản lần thứ 17), trang 34-35. 
 
 19  Danh bộ Kinh Thánh này cũng tương tự như danh bộ Kinh Thánh trong bản công bố về tính vô ngộ, rõ ràng, quyết định và cuối cùng, cũng như những quyển sách được gộp vào bộ Thánh Kinh, bản tuyên bố này do công Đồng Tren-tô lập, Khóa IV vào năm 1546. Danh bộ Thánh Kinh trước đó là danh bộ trong “Sắc chỉ Ghe-la-si-ô” được ban hành dưới quyền trị vì của Đức Giáo Hoàng Đa-ma-si-ô vào năm 382, và trong bộ Giáo Luật thời kỳ Thánh Giáo Hoàng In-nô-sen-ti Đệ Nhất được gửi đến một vị Giám Mục ờ Frankish vào năm 405. Không một văn kiện nào được dự định trở thành một tuyên bố vô ngộ về việc cầm buộc toàn thể Giáo Hội, nhưng cả hai văn kiện này cùng bao gồm 73 quyển sách như trong danh bộ Kinh Thánh của Công Đồng Tren-tô vào khoảng 11 thế kỷ sau. (theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo [New York: The Encyclopedia Press, 1913], Vol. 3, trang. 272)