Người Chủ Chăn

Chuyển dịch từ Le berger de mon troupeau, La trousse du berger của Maryse Dumas và Roger Groleau, Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo tại địa phận Sherbrooke, Québec

Phần 4. Nhiệm Vụ Nhóm Trợ Tá

4.1 Phụ tá cho vị chủ chăn (nhóm trưởng)

4.2 Cầu nguyện cho nhóm cầu nguyện

4.3 Rút tỉa buổi họp nhóm chung

Dùng một ít thời gian để lượng giá về buổi họp nhóm:

* Mọi sự đều tốt đẹp?
* Có điểm nào cần phải sửa đổi không?
* Người điều hành buổi họp hôm ấy có làm tròn nhiệm vụ không?
* Nhóm có thật sự để cho Chúa Thánh Thần làm việc không?
* Điểm mạnh của buổi cầu nguyện là gì?
* Nhóm có thật sự sống trọn vẹn trong ân hụê và những đặc sủng Chúa Thánh Thần ban cho không?
* Nhóm đang tiến triển tới đâu? 
* Mọi người tham dự trong buổi cầu nguyện có cảm thấy tăng trưởng hơn về đời sống tâm linh không?
* Phản ứng của những thành viên về buổi cầu nguyện ra sao?

4.4 Chỉ định một người hướng dẫn cho buổi họp kế tiếp

Để tránh trường hợp chỉ có một người thường xuyên điều khiển buổi họp, chúng ta nên thay đổi người tùy theo thời gian và nhu cầu của từng nhóm. Nên có nhiều người thay phiên nhau để có thể đảm trách công việc này. Chúa Thánh Thần có thể tác động nơi mỗi người mỗi cách, vì thế có thể người này có những ý tưởng này, người kia cũng có những quan điểm như vậy nhưng với cách nhìn khác; nếu chúng ta thay phiên nhau hướng dẫn chương trình thì các thành viên có thể thu lượm được những kiến thức khác nhau về cùng một đề tài, qua đó họ sẽ rút ra được những bài học nào đối với họ là thích hợp nhất.

(Lời dịch giả: để tránh sự nhầm lẫn về nhiệm vụ của người chủ chăn hoặc người trưởng nhóm, chúng tôi xin nêu rõ lại nơi đây: Người trưởng nhóm là người lo điều hành công việc tổng quát và là người chịu trách nhiệm chính về hành chánh tổ chức, tuy nhiên không phải lúc nào người trưởng nhóm cũng phải điều khiển chương trình buổi họp hoặc chia sẻ bài học. Tất cả mọi thành viên khác đều có thể đảm trách công việc này nếu là những người được Chúa Thánh Thần xức dầu. Nghĩa là, nhóm phải cầu nguyện xin Chúa Thánh thần cho biết những ai có thể lãnh nhận chức vụ ngôn sứ này)

4.5 Theo dõi các bài học trong buổi cầu nguyện

« Nó sẽ chỉ cho dân Ta biết phân biệt điều thánh thiện với điều phàm tục, và sẽ dạy cho họ biết phân biệt điều ô uế với điều thanh sạch » (Ed 44,23)

« Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô » (Rm 10,17)

Hai đoạn Kinh Thánh trên đây đã tóm tắt lại tầm quan trọng và là nền tảng của các bài học trong các buổi cầu nguyện.

Các bài học của chúng ta phải thật vững chắc và dựa trên nền tảng của Lời Chúa để đức tin của cộng đoàn càng ngày càng tăng trưởng và kiên cố hơn.

Nhóm trợ tá phải xác định đề tài học nào cần thiết nhất cho nhóm : chẳng hạn nên học hỏi về Thánh Kinh, về Bí Tích Thánh Thể hay về đặc sủng? và chọn những thời gian nào thích hợp nhất cho từng đề tài đó.

Để thay đổi bầu không khí hoặc để thay đổi món ăn tinh thần, lâu lâu nhóm có thể mời một vị linh mục hoặc một người chuyên gia đặc biệt nào đó về thuyết trình một bài giảng cho nhóm.

4.6 Tổ chức căn bản

Nhóm trợ tá phải lo điều hành việc tổ chức thông thường cho một buổi họp : chẳng hạn tìm phòng để họp, soạn các bài hát cho buổi ca ngợi, lo giàn máy âm thanh, tiếp đón, v.v…

4.7 Phân định trước những ân sủng lạ thường

Nhóm trợ tá phải luôn phân định trước những trường hợp bất ngờ có thể xảy đến, phải biết những cử chỉ, hành động hay những ơn đang diễn tiến trước mắt đến từ ai! Từ thần khí Thiên Chúa, từ ma quỷ hay do bởi từ chính cái tôi? Qua đó, họ phải biết khéo léo hướng dẫn các thành viên khác và giải thích cho họ hiểu cặn kẻ hơn về các đặc sủng của Thánh Linh. Nhưng họ phải hết sức thận trọng để đừng làm bẻ mặt ai trong buổi họp.

( Lời dịch giả : Chẳng hạn như mọi người đang nắm tay nhau cùng cầu nguyện thì bỗng nhiên có một người giơ tay lên cao và rồi lại quỳ xuống như muốn bái lạy Thiên Chúa, miệng thì nói Chúc tụng Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ con! Chúc tụng Chúa đã giải thoát con! Bạn nghĩ sao về điều này? Nếu như người đó vừa được mọi người cầu nguyện giải thoát và trút bỏ được một gánh nặng nào đó, thì không gì đáng ngạc nhiên khi họ có những cảm xúc mạnh mẽ và muốn dâng lời cảm tạ như thế. Tuy nhiên, nếu nhóm đang cùng cầu nguyện cho một nhu cầu cụ thể nào, mà bỗng người này lại ca tụng Thiên Chúa một cách khác thường, liệu đây có phải là việc làm muốn tôn vinh Thiên Chúa hay đến từ sự muốn mọi người chú ý mình?)

Chúng ta cũng có thể đặt lại vấn đề về một ân sủng mà một người nào có trong trường hợp sau : Người trưởng nhóm có thể phủ nhận hoặc không khuyến khích tỏ lộ cho nhiều người biết về ân sủng của chị A vì một lý do nào đó. Nếu chị A không vâng lời mà cũng vẫn tiếp tục ý định của mình là loan truyền cho những thành viên khác về ân hụê mà mình có được. Liệu đây có phải là một việc tốt chăng? Có lẽ, đặc sủng mà chị A có được đến từ Thiên Chúa, nhưng vì đức mến chúng ta phải vâng lời và khiêm nhường.

Nhóm trợ tá cũng nên để ý đừng để cho các thành viên khác quá sợ hãi và hoan mang về những cách thức trừ tà hoặc về những hoạt động của ma quỷ trong đời sống hằng ngày. Hãy nâng đỡ và giải thích cho họ biết rằng Thiên Chúa là Đấng chiến thắng sự dữ và Ngài sẽ bảo vệ chúng ta từng giây nếu chúng ta thật sự trông cậy vào quyền năng của Ngài.

4.8 Phân định khi tuyển lựa thành viên trong một chức vụ đặc biệt nào

Trước khi tuyển lựa những người trong những chức vụ nào đó, chẳng hạn như những người chuyên lo đặt tay cầu nguyện, những người chuyên trừ tà, những người làm công việc ngôn sứ… nhóm trợ tá phải ăn chay cầu nguyện nhiều để cho việc tuyển chọn này nằm trong Thánh Ý của Chúa.

Nhóm trợ tá cũng phải hết sức khéo léo để cư xử sao cho thỏa đáng với những người có nhiệt tình muốn lãnh nhận công việc nào đó mặc dù việc này lại không thích hợp với họ.

4.9 Ân cần quan sát sự tiến triển của mỗi thành viên trong nhóm

Đặc biệt chú ý đến những người nào đang gặp khó khăn trong đời sống và luôn luôn giúp đỡ, nâng đỡ tinh thần họ những khi cần.