Tài Liệu Khác

NHỮNG ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ CẦN XÂY DỰNG LẠI

"Nhân danh Thầy HỌ sẽ trừ được quỷ" (Mc 16,17).

Lời khẳng định đơn giản kết thúc Phúc Âm Marcô này đã đủ để dùng làm nên đường hướng mục vụ hoàn hảo cho việc giải thoát trong suốt những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo. Justin, Tertulianô, và Origênê đều nói cho chúng ta rằng:

Mỗi Kitô hữu là một nhà trừ quỷ, tức là có quyền trừ quỷ, quyền đó được thành lập trên đức tin và nhân danh Chúa Giêsu. Rồi các công thức trừ quỷ bắt đầu nhân rộng và được hệ thống lại. Trong khi ấy những người có thẩm quyền trong Giáo Hội bắt đầu điều chỉnh các việc trừ quỷ.

Ủy thác hầu hết các trường hợp nghiêm trọng chỉ cho các cá nhân có khả năng. Đồng thời Giáo Hội thêm nhiều các á bí tích, cho phép mọi người dùng chúng trong những tình huống nhẹ.

Bắt đầu vào thế kỷ mười bảy, khi hầu hết các cuộc trừ quỷ hết sức nghiêm trọng đã được dành cho các giám mục hoặc cho các linh mục được giám mục ủy cho, như trong trường hợp ngày nay, mỗi giáo phận đều có đầy đủ các nhà trừ quỷ. Cơn khủng hoảng hiện nay của sự vô tín trong tác vụ thực hành đã khiến cho các giám mục tránh đối mặt với một vấn đề vốn là một phần của mọi thực hành mục vụ thông thường của mỗi giáo phận. Hậu quả là các linh mục không được chuẩn bị cũng không sẵn lòng chấp nhận chức vụ này. Giáo luật khuyên riêng các linh mục coi xứ hãy đặc biệt gần gũi các gia đình và các cá nhân đang đau khổ; hãy giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật, túng thiếu, và những ai đang chịu những thử thách nghiêm trọng (điều 529). Chắc chắn rằng những chỉ dẫn này bao gồm những nhu cầu đặc biệt của những người đang là nạn nhân của ma quỷ. Nhưng còn ai tin những nạn nhân này?

Kết quả là, việc chạy đến với các :

phù thủy,

thày cúng,

kẻ bói bài,

những người bỏ bùa ngải ngày càng gia tăng;

có rất ít các nạn nhân chạy đến cùng các nhà trừ quỷ trước khi đã chịu đau khổ dưới tay những người khác. Chúng ta đang chứng kiến sự ứng nghiệm những lời trong Kinh Thánh liên quan đến Vua Ahaziah. Trong lúc vua bị bệnh nặng, ông đã sai sứ giả đi cầu vấn Baalzebub (vua các loài quỷ!), thần của dân Ekron, để hỏi cho biết tương lai.

Tiên tri Êlia đã chặn các sứ giả này và hỏi họ:

"Ở Israel không có Thiên Chúa hay sao mà các ngươi đi hỏi thần Baalzebub?" (2Vua 1, l-4).

Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo đã quá lơ là với sứ mạng đặc biệt này, và con cái Giáo Hội không chạy lại với Thiên Chúa nữa nhưng là tìm đến với Satan.

"Nhu cầu lớn lao nhất của Giáo Hội ngày nay là gì? Đừng có nghĩ rằng câu trả lời của chúng tôi là quá giản dị hoặc mê tín và không thực tế: một trong những nhu cầu lớn nhất ngày nay là bảo vệ cho khỏi sự dữ mà chúng ta gọi là ma quỷ" (Paul VI, 15.11.1972). Trong khi những lời của Đức Thánh Cha nhằm nhắm đến những lãnh vực rộng lớn hơn nhiều, thì hiển nhiên là những việc trừ quỷ cũng được bao gồm.

Uỷ ban chuyên trách đang duyệt lại sách Nghi thức phải đối phó với nhiều công việc rất phức tạp. Thêm vào với việc duyệt lại kinh nguyện và các qui tắc trừ quỷ, cũng phải bàn đến toàn thể đường lối mục vụ của vấn đề.

Hiện nay, sách Nghi Thức chỉ trực tiếp đề cập đến  trường hợp quỷ nhập, là trường hợp nghiêm trọng nhất và hiếm có nhất trong tất cả các hoạt động của ma quỷ. Trong thực tế, các nhà trừ quỷ phải quan tâm đến mọi kiểu can thiệp của ma quỷ:

quỷ hành (nhiều hơn trường hợp quỷ ám hoàn toàn),

quỷ ám ảnh,

quỷ quấy phá nhà cửa,

và đến hoạt động khác xem ra có lợi từ các lời cầu nguyện của chúng ta.

Câu ngạn ngữ cổ: "natura non facit saltus" (thiên nhiên không nhảy vọt, nhưng tiến từ từ, qua dòng tiến hoá) cũng có giá trị cho hoạt động Satan. Chẳng hạn, không có sự phân biệt rõ rànggiữa trường hợp quỷ hành và quỷ nhập, cũng như đường ranh giữa quỷ hành và các sự dữ khác cũng không rõ ràng.

Một số những bệnh hoạn thể lý có thể bị gây ra bởi ma quỷ, cũng như chắc chắn nó gây ảnh hưởng trên một số hình thức bệnh tinh thần (tình trạng thường xuyên sống trong tội trọng, đặc biệt trong những trường hợp hết sức nghiêm trọng).

Tôi đã nhìn thấy những lợi ích của việc làm một cuộc trừ quỷ vắn tắt, bên cạnh kinh nguyện bình thường cầu cho bệnh nhân, khi tôi nghi ngờ căn bệnh có nguồn gốc ma quỷ. Thỉnh thoảng tôi đã làm một cuộc trừ quỷ vắn tắt trong khi giải tội khi tôi phải đối mặt với tội đặc biệt ương bướng, như

Tội dâm dục đồng phái.

Thánh Alphongsô Liguori, Tiến sĩ Giáo Hội về thần học luân lý, đã nói với các nhà giải tội rằng linh mụctrước hết mọi sựphải trừ quỷ cách kín đáo bất cứ khi nào nghi có ma quỷ quấy phá.

Theo lối giải thích ngạt cuốn Nghi Thức hiện hành, nhà trừ quỷ chỉ được phép can thiệp khi hồ nghi có quỷ nhập. Tất cả những trường hợp có ảnh hưởng sự dữ khác có thể được giải quyết qua những biện pháp thông thường để nhận được ân sủng:

cầu nguyện,

lãnh các bí tích,

á bí tích,

cầu nguyện nhóm cho sự giải thoát...

Đây là một lãnh vực quá rộng bị bỏ rơi cho

sáng kiến riêng tư mà không có bất cứ qui tắc đặc biệt nào.

Cuối chương này có lá thư của thánh bộ Giáo lý Đức tin gửi cho tất cả các giám mục vào ngày 29.9.1985. Thư này nhắc nhở cho các giám mục về những qui tắc hiện hành, mà không nói đến những vấn đề phức tạp mà ủy ban xét duyệt sách Nghi thức đang phải đối phó. Tôi không biết các giám mục có gửi những bài bình luận và những đề nghị cho uỷ ban đó không, nhưng tôi hồ nghi rất nhiều, vì sự thiếu quan tâm hiện nay đến vấn đề.

Đức Hồng y Suenens chắc chắn là một vị nhạy cảm nhất trong các giám mục trước vấn đề trừ quỷ. Ngài biết rất rõ những thực tế hiện nay, bởi vì ngài sống với nó qua những lời cầu nguyện giải thoát được thực hành bởi các nhóm canh tân. Trong cuốn sách của ngài, cuốn mà tôi đã nêu trên, ngài viết: "Cần phải bàn giải để xác định ranh giới rõ ràng cho những việc giải thoát khỏi ma quỉ được phép thực hiện mà không cần đến sự uỷ quyền hay việc trù quỉ. Vì thoạt nhìn, làn ranh có vẻ rõ ràng: trường hợp nghi có quỷ nhập thực sự thì chỉ đức giám mục và những người mà ngài ủy nhiệm mới được giải quyết. Còn các trường hợp khác đều là lãnh vực bỏ ngỏ và không có luật nào ràng buộc, do đó, ai làm cũng được."

Tuy nhiên, Đức Hồng Y biết rất rõ ràng những trường hợp quỷ ám thực sự thì ít và đòi hỏi một sự chẩn đoán chuyên môn và đặc biệt trước khi chúng có thể được xác định. Do đó, ngài thêm: "Mọi sự ở ngoài trường hợp quỷ ám thực sự thì giống như một lãnh vực mà các ranh giới của nó lờ mờ khó xác định, nơi còn nhiều lẫn lộn nhập nhằng. Sự quá phức tạp về thuật ngữ không giúp cho đơn giản hoá vấn đề; không có định nghĩa nào thống nhất cả, và chúng ta tìm thấy nhiều vấn đề khác nhau dưới cùng một nhãn hiệu (Rinnovamento e potenza delle tenebre,p.95).

Trong những trang kế tiếp, đức Hồng y cho những gợi ý thực tế: "Sẽ rất hữu ích nếu, trong số những cách khác, chúng ta giải thích rõ ràng thuật ngữ và xác định rõ ràng và chính xác sự khác nhau giữa cầu nguyện giải thoát và trừ quỷ giải thoátvới sự nhấn mạnh đến ma quỷ. Sự trừ quỷ giải thoát trong trường hợp có quỷ nhập, được dành riêng cho giám mục phân định. Tuy nhiên, khi xảy ra những cuộc trừ quỷ được thực thi ngoài những trường hợp quỷ ám hoàn toàn, thì không có ranh giới rõ ràng" (sđd. tr. 119-120). Nói cho ngay, tôi có thể nhìn thấy một đường phân ranh rõ ràng theo những tiêu chuẩn sau đây: một cuộc trừ quỷ đích thực được dành cho một giám mục hoặc người đại diện ngài là một á bí tíchvà như thế nó có sự cầu bầu của Giáo Hộilàm bảo chứng; tất cả những cuộc trừ quỷ khác là một hình thức cầu nguyện riêng tưngay cả khi được thực hiện bởi một nhóm. Tôi không biết tại sao Đức Hồng y Suenens đã không nói về những cuộc trừ quỷ như một á bí tích và như hình thức giải thoát độc nhất có thể được gọi đúng là trừ quỷ. Mặc dù ngài dành vài chương trong sách của ngài về á bí tích và kể ra một số ví dụ, nhưng ngài không liệt kê sự trừ quỷ vào trong số đó; theo ý kiến của tôi, việc gộp nó vào số các á bí tích sẽ định nghĩa nó cách rõ ràng, ít nhất về điểm này. Tôi chắc rằng Đức Hồng y sẽ tha thứ cho tôi về nhận xét này.

Đức Hồng y Suenens có những gợi ý đề nghị thực tiễn như sau:

"Tôi đề nghị dành riêng cho giám mục không chỉ những trường hợp quỷ nhập, theo những qui tắc cũ, nhưng hãy để cho ngài quyền phán quyết trên tất cả các trường hợp nghi có ảnh hưởng của ma quỷ. Mặc dù chức vụ trừ quỷ đã biến mất, ít nhất như một chức nhỏ, thì bất cứ hội đồng giám mục nào cũng có thể xin Roma cho tái lập lại nó" (Sđd. tr. 121-122). Đức Hồng Y đề nghị cho phép giáo dân được lãnh phận vụ của nhà trừ quỷ trong những trường hợp ít nghiêm trọng.

Cha Grua trong cuốn sách tuyệt vời mà tôi đã trích dẫn, đưa ra những đề nghị khác. Ngài đề cập đến lời khuyên của Hồng y Suenens và thêm một số lời khuyên có thể theo được tạm thời trong khi chờ đợi những quyết định chính thức. Những đề nghị này rất thực tiễn và nếu được thi hành, có thể cung cấp chất liệu tốt cho uỷ ban duyệt xét phần Nghi thức trừ quỷ.

Trong mỗi giáo phận, đức giám mục nên bổ nhiệm một nhóm người sáng suốt, gồm ba hay bốn người, để làm việc cận kề với mỗnhà trừ quỷ, mỗi nhóm nên có một nhà tâm lý học và một bác sĩ. Mỗi trường hợp được nghi có hoạt động của ma quỷ nên đem tới nhóm này, để sau cuộc nghiên cứu thích hợp, sẽ đưa bệnh nhân đến đúng chỗ:

một bác sĩ,

một nhà trừ quỷ, hoặc

một nhóm cầu nguyện.

Tất cả các trường hợp  nhẹ hơn nên đưa tới nhóm cầu nguyện, hoặc các nhóm tuỳ theo sự cần thiết, và nhà trừ quỷ sẽ chỉ được giới thiệu cho các biến cố nghiêm trọng. Một linh mục nên luôn luôn có mặt tại các nhóm cầu nguyện.

Do đó, sự giải thoát luôn luôn nên là một phần của sự chăm sóc mục vụ dành cho bệnh nhân. Một liệu pháp đúng nghĩa nên bao gồm những việc sau:

các việc thiêng liêng

Phúc Âm hoá,

thực hành bí tích thống hối và

Thánh Thể,

gia nhập các nhóm cầu nguyện.

Khỏi phải nói, trong các biến cố nhẹ, một nhóm cầu nguyện không được phép trừ quỷ nhưng chỉ cầu nguyện trên bệnh nhân, trừ khi có sự có mặt của một linh mục có đủ thẩm quyền (Sđd. tr. 113- 114).

Việc tăng thêm các nhà trừ quỷ và huấn luyện họ biết thi hành tác vụ của mình cho đúng không chỉ là những thách đố duy nhất. Có nhiều vấn đề khác còn bỏ ngỏ cần phải được giải quyết trước khi điều này sẽ không còn là một chương trong sách của Giáo Hội bị niêm phong với hàng chữ :

"Công trình đang tiến hành".

Ma quỷ không bao giờ ngưng hoạt động, trong khi các đầy tớ Chúa đang ngủ, y như trong dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng kể lại. Bước đầu tiên, bước cơ bản, là đánh thức sự hiểu biết của các giám mục và các linh mục, theo đúng âm điệu học thuyết mà Kinh Thánh,

Truyền Thống, và Huấn quyền đã luôn luôn truyền đạt, cả qua Công Đồng Vaticanô II, các giáo huấn của các Đức Thánh Cha gần đây, và mới đây nhất là cuốn giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mà tôi đã trích dẫn trong các chương đầu. Mục đích chính của cuốn sách của tôi là góp phần cho việc đánh thức này, và tôi sẽ cho là thành công nếu tôi đạt được mục tiêu này, không quan tâm đến bất cứ lời khen ngợi, chỉ trích hoặc số lượng cuốn được bán ra lớn thế nào.

o0o

PHỤ CHƯƠNG MỘT TÀI LIỆU CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN

Đây là một lá thư đã được gửi cho tất cả mọi đấng bản quyền trên thế giới để nhắc nhớ cho họ về những chỉ dẫn hiện hành đối với việc trừ quỷ. Tôi không biết tại sao một số tạp chí lại nói về "những hạn chế mới". Không có gì mới mẻ, nhưng lời khuyên sau cùng là quan trọng.

Cái mới mẻ có lẽ nằm ở đoạn thứ hai, bởi vì nó nhắc lại rằng người tín hữu không thể dùng cách trừ quỷ của Đức Lêô XIII, nhưng lá thư không lưu ý rằng các linh mục cần có phép của giám mục. Tôi không chắc sự thay đổi này có do thánh bộ định hay không. Tôi có một số hoài nghi về đoạn thứ ba. Lá thư được đề ngày 29.9.1985. Đây là bản dịch của tôi:

Vài năm nay thấy có sự gia tăng con số những cuộc họp nhóm đạo đức nhằm giải thoát khỏi những ảnh hưởng của ma quỷ, cho dù đó không phải là những cuộc trừ quỷ thực sự và đúng nghĩa. Những nhóm này, dù khi có linh mục hiện diện, thì vẫn do người giáo dân đứng đầu.

Do đó, người ta đã hỏi thánh bộ Giáo lý Đức tin nên nghĩ về điều này như thế nào. Đề nghị tất cả các đấng bản quyền khác nên trả lời như sau:

1-Điều 1172 của bộ Giáo luật tuyên bố rằng không ai có thể thi hành việc trừ quỷ hợp pháp trừ khi có phép riêng và rõ ràng do đấng bản quyền địa phương ban (§1.). Giáo luật cũng thiết định rằng phép này bản quyền địa phương chỉ nên ban cho các linh mục nổi bật về lòng đạo đức, có kiến thức, khôn ngoan và có đời sống vẹn toàn (§2). Do đó, bắt buộc các giám mục phải xem xétđể tuân theo những qui tắc này.

2. Do đó, cứ chiếu theo những chỉ thị này thì không có phần tử nào trong các tín hữu  Kitô  giáo có thể dùng công thức trừ quỷ chống lại Satan và các thần sa ngã, rút ra từ điều đã được làm thành luật bởi đức Lêô XIII, và họ lại càng không có thể dùng toàn bộ bản văn trừ quỷ. Các giám mục hãy giúp các tín hữu chú ý đến điều này nếu thấy cần thiết.

3. Sau cùng, vì những lý do tương tự, yêu cầu các giám mục hãy cảnh giác - với cả những trường hợp trong đó một sự quỷ ám thực sự đã được trừ khỏi, nhưng ảnh hưởng của ma quỷ dường như vẫn còn biểu lộ cách nào đó

- đừng cho những người không có đủ những tài năng cần có, được phục vụ trong tư cách làm đầu các cuộc họp nơi mà, để đạt được sự giải thoát, người ta sử dụng những lời nguyện gây áp lực cho ma quỷ bằng cách trực tiếp tra hỏi chúng và tra khảo để biết căn tính của chúng.

Tuy nhiên, việc loan báo những qui tắc này không nên cấm tín hữu đọc lời kinh mà, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, họ có thể được giải thoát khỏi sự dữ (x. Mt 6,13).

Sau cùng, các mục tử cũng nên tận dụng những dịp như vậy để củng cố lại điều mà truyền thống của Giáo Hội dạy về chức năng riêng của các bí tích và sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, các thiên thần và các thánh trong trận chiến thiêng liêng của người Kitô hữu chống lại ác thần (Cong, Doctrine of the Faith, 29.9.1985, thư gửi các bản quyền địa phương. Prot. Số 291/70; AAS 77 (1985): 1169-70; Ench Vat 9, nn. 1663-67).

Thật nguy hiểm cho người 'tay mơ' tấn công ma quỷ

Lá thư vừa kể trên cảnh cáo phản đối bất cứ sự giải quyết trực tiếp nào đối với ma quỷ và nhắc nhở rằng những người không được ban cho khả năng đặc biệt thì đừng có hỏi tên ma quỷ làm chi. Sách Công vụ thuật lại một sự kiện đặc biệt phù hợp:

Thiên Chúa dùng tay ông Phaolô mà làm những phép lạ phi thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn cả áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người bệnh, và bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất. Có mấy người Do-thái đi đây đi đó làm nghề trừ quỷ cũng thử lấy danh Chúa Giêsu mà chữa những người bị tà thần ám. Họ nói: "Nhân danh Đức Giêsu mà ông Phaolô rao giảng, ta truyền cho các ngươi!" ông Sceva nọ, thượng tế Do thái, có bảy con trai thường làm như vậy.

Nhưng tà thần đáp:

"Đức Giêsu, tao biết;

ông Phaolô, tao cũng biết;

còn bay, bay là ai?

Rồi người bị tà thần ám xông vào họ,

đè cả bọn xuống đánh túi bụi,

khiến họ phải bỏ nhà ấy mà chạy trốn,

trần truồng và đầy thương tích.

Mọi người ở Ephêsô, Do-thái cũng như Hy-lạp,

đều biết chuyện ấy; ai cũng sợ hãi, và thiên hạ tán dương danh Chúa Giêsu. Trong số các tín hữu, có nhiều người đến thú nhận và kể ra những phù phép của mình.

Khá đông người làm nghề phù thuỷ đem gom sách vở mà đốt trước mặt mọi người; tổng cộng số sách ấy trị giá tới năm mươi ngàn đồng bạc. Như vậy, nhờ uy lực của Chúa, lời Chúa cứ lan tràn và thêm vững mạnh (Cv 19, 11-20).

Bên cạnh sự không may của bảy anh em, tôi muốn nhấn mạnh rằng người ta được hoán cải và từ bỏ thực hành ma thuật (thờ lạy Satan) để ôm ấp lời Chúa (thờ phượng Thiên Chúa). Điều này rất khác với điều đã xảy ra một ngày nọ với cha Candido, người đã thi hành tác vụ này dưới thẩm quyền Giáo Hội.

Một hôm, trước sự hiện diện của một bác sĩ tâm lý, ngài trừ quỷ cho một người đàn bà khoẻ mạnh, một con người rất dễ nổi điên lên.

Bất thình lình, bà ta

nhỏm dậy khỏi chiếc ghế đang ngồi,

nắm chặt tay,

xoay vòng - như một lực sĩ làm trước khi lấy hết sức để ném đĩa – và

đấm mạnh vào thái dương bên phải của nhà trừ quỷ bằng tất cả sức lực của bà. Âm thanh của cú đấm vang dội qua khắp cả căn phòng thánh rộng lớn, và ông bác sĩ tâm lý lo lắng nhảy bổ về phía vị linh mục.

Cha Candido vẫn bình thản tiếp tục trừ quỷ,

vẫn mỉm cười luôn như thói quen của ngài.

Khi xong, ngài nói rằng lúc đó ngài cảm thấy chỉ như một găng tay bằng nhung sượt qua thái dương của ngài. Rõ ràng là trời cao đã che chở ngài một cách mà tôi không ngần ngại gọi là phi thường.