Tài Liệu Khác

Đặc Điểm của Một Gia Đình Vững Mạnh

Có một thầy giáo kia, cứ mỗi năm hai lần, ông đưa học trò và phụ huynh đi thăm trại cải huấn để các em học sinh biết đời sống trong nhà tù như thế nào và quý vị phụ huynh thấy trách nhiệm của mình đối với con cái. Một lần nọ, trong khi thăm nhà tù, một phụ huynh hỏi một em thiếu niên:

"Cháu làm gì mà phải vào tù như vầy?" Em trả lời:

"Ba má cháu cãi nhau mỗi ngày, ba cháu thì giận dữ, la mắng con cái. Không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng nên cháu đi chơi với bạn, bạn rủ cháu bán cần sa ma túy và cháu bị bắt."

Đây là tiêu biểu cho những hoàn cảnh đau thương mà bao nhiêu em thiếu niên đang kinh nghiệm:

Trong gia đình các em không được cha mẹ yêu thương và chấp nhận, vì thế : bất cứ nơi nào hay người nào chấp nhận các em thì các em sẽ chạy đến.

Thưa quý vị, trong câu chuyện gia đình hôm nay và những tuần tới chúng tôi sẽ trình bày về năm yếu tố cần có để đào tạo những đứa con trưởng thành về mặt tình cảm, tinh thần và tâm linh. Năm yếu tố đó là:

  1. Trong gia đình có tình thương,
  2. Có Kỷ luật,
  3. Đời sống cha mẹ ổn định,
  4. Cha mẹ nêu gương tốt cho con và
  5. Người cha thật sự làm chủ, lãnh đạo gia đình.

1. Trong gia đình có tình thương

giadinhMột gia đình vững mạnh là gia đình có tình yêu thương:

Cha mẹ yêu thương nhau và cả cha và mẹ đều yêu thương con, chăm lo cho con.

Yếu tố cha mẹ yêu thương nhau quan trọng đối với sự phát triển của con cái hơn là yếu tố cha mẹ yêu thương con.

Các nhà tâm lý học cho biết, trong những gia đình cha mẹ không thương nhau mà cũng không thương con, con cái lớn lên có nhiều nan đề, vì các em thiếu tình thương của cha mẹ và đời sống thiếu bình an.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ chỉ thương con chứ không yêu thương nhau, con cái lại có nhiều nan đề hơn.

Một bác sĩ tâm lý nọ dành nhiều năm nghiên cứu trường hợp những thanh thiếu niên hư hỏng và ông đã khám phá ra rằng, trong những gia đình chỉ có cha hay mẹ, có khoảng 30% có con cái hư hỏng, bỏ học hoặc làm điều phạm pháp.

Trong khi đó, những gia đình có đủ cả cha và mẹ nhưng cha mẹ không hòa thuận nhau hoặc người cha không lãnh đạo gia đình, có đến 68% những gia đình này có con hư hỏng.

Trong nhiều gia đình, nguyên nhân khiến con cái phản loạn là vì cha mẹ lúc nào cũng gây gổ nhau, phiền giận nhau và không tha thứ lỗi lầm cho nhau.

Khi cha mẹ không yêu thương, không hòa thuận nhau con cái sống trong tình trạng bất an, lo lắng. Các em dễ trở thành bướng bỉnh, và thường muốn tách ra khỏi thẩm quyền và sự ràng buộc của cha mẹ sớm.

Nhưng, nếu cha mẹ thay đổi, nhường nhịn, tha thứ nhau, yêu thương và hòa thuận với nhau, con cái cũng sẽ ngoan ngoãn, dễ dạy hơn.

Nhiều người nghĩ rằng vợ chồng không hòa thuận là chuyện của người lớn, con cái không thể biết được và cũng đừng nên nói cho con biết. Và vì không biết, con sẽ không bị ảnh hưởng gì, miễn là cha mẹ thương con và lo cho con đầy đủ là được.

Nhưng thưa quý vị, tình yêu cha mẹ dành cho nhau có một ảnh hưởng sâu đậm trên con cái một cách ngấm ngầm.

Ảnh hưởng trên sự phát triển về mặt tâm lý, tình cảm và tinh thần của con, và ảnh hưởng đó kéo dài suốt cả cuộc đời con.

Vì thế, là cha mẹ, chúng ta không thể chỉ chú trọng đến tình yêu chúng ta dành cho con nhưng quan trọng hơn, chúng ta cần xây dựng và nuôi dưỡng cho tình yêu vợ chồng được vững bền.

Một vị mục sư nọ hỏi các em thiếu nhi trong lớp:

"Trong gia đình điều gì làm các em sung sướng nhất và điều gì làm các em sợ hay buồn nhất?, Một em thiếu nhi trả lời:

- "Thưa Mục sư, khi thấy ba con thương mẹ, chăm sóc mẹ là con vui nhất."

Một em khác nói:

- "Khi ba má con nói chuyện nhỏ nhẹ, cười đùa vui vẻ với nhau là con thấy yên lòng nhất."

Một em khác thì nói:

-  "Con sợ nhất là khi ba má con cãi nhau, không chiều ý nhau rồi lại hỏi con muốn gì để chiều ý con."

Một em khác nói:

- "Khi ba má con hòa thuận nhau, con biết con có một chỗ nương tựa vì ba má sẽ không ly dị nhau."

Một em khác thì nói:

- "Con muốn bố mẹ con thương nhau chứ đừng cãi nhau để con không phải đứng về phía người nào."

Thưa quý vị, các em thiếu nhi này đã nói lên mơ ước chung của con em chúng ta trong gia đình. Những người hiểu rõ ảnh hưởng của hạnh phúc cha mẹ trên đời sống con cái đã nhắn nhủ các ông cha như sau:

Nếu anh thật sự thương con thì hãy thương mẹ của chúng.

Và chúng ta cũng có thể nói với các bà một lời tương tự:

"Nếu chị thật sự thương con, hãy thương cha của chúng."

Để con cái lớn lên có một đời sống tình cảm và tinh thần quân bình, cha mẹ cần yêu thương nhau và cả cha và mẹ cùng yêu thương chăm lo cho con.

Tình thương cha mẹ dành cho con bao gồm nhiều phương diện.

Chúng ta cần thương con bằng tình thương của Chúa, như sứ đồ Phao-lô mô tả trong thư I Cô-rinh-tô chương 13.

Thương con với lòng nhân từ, nhịn nhục, kiên nhẫn, tha thứ mọi lỗi lầm của con, hy vọng điều tốt nơi con.

Không chỉ thương khi con làm cho cha mẹ hãnh diện, sung sướng nhưng thương bằng tình thương vô điều kiện, yêu thương và chấp nhận ưu điểm lẫn khuyết điểm của con.

Không những yêu thương con vô điều kiện, chúng ta cũng cần bày tỏ tình thương đó cách cụ thể : qua cử chỉ, lời nói, hành động, để con :cảm nhận được tình thương của cha mẹ.

Con cái trong gia đình mong cha mẹ để ý đến việc các em làm và khích lệ, khen ngợi khi các em làm điều tốt. Nếu không được cha mẹ quan tâm, các em sẽ quậy phá, ngỗ nghịch để cha mẹ chú ý. Khi làm một điều gì tốt mà được khen, các em sẽ cố gắng làm tốt hơn để được khen nữa.

Không những cần cha mẹ yêu thương, khích lệ, con em chúng ta cũng cần được cha mẹ tôn trọng. Đây có lẽ là điều khó cho một số các bậc phụ huynh chấp nhận. Có người ngày nay vẫn nói rằng tại sao con mình sinh ra mà mình phải tôn trọng,  tôn trọng rồi chúng nó coi thường cha mẹ thì sao?

Thưa quý vị, dù con cái do cha mẹ sinh ra, sống dưới sự bảo bọc và hướng dẫn của cha mẹ, các em cũng được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và cũng là những linh hồn giá trịtrước mặt Chúa. Chúa Giê-xu ngày xưa không xem thường các em nhỏ. Kinh Thánh cho biết, khi các môn đồ ngăn cản người ta đem các em nhỏ đến với Chúa, Chúa đã giận họ và Ngài dành thì giờ bồng bế và chúc phúc cho các em.

Như chúng ta thấy ghi trong Phúc Âm Mác chương 10. Nhiều người chỉ la mắng hay sai bảo con chứ không bao giờ nói tử tế với con, đây là điều chúng ta cần tránh. Dù con còn nhỏ và có những điều rất là trẻ con, chúng ta vẫn tôn trọng chứ không xem thường con.

Nhiều cha mẹ vì quá bận rộn với công việc làm ăn, vì phải lo cho người lớn trong gia đình hoặc quá xem trọng bạn bè mà vô tình bỏ quên hoặc hất hủi chính con của mình. Khi không được cha mẹ tôn trọng quý chuộng hoặc bị cha mẹ bỏ quên, con em chúng ta sẽ mang mặc cảm là mình không có giá trị, bị mọi người xem thường, và mặc cảm đó sẽ ảnh hưởng trên việc họccũng như sự thành công của các em trong đời.

Tuy nhiên, ngày nay chúng ta cũng thấy một tình trạng thiếu quân bình khác, đó là có những cha mẹ tôn trọng con một cách quá đáng. Những người lớn tuổi mới có con hay chỉ có một đứa con duy nhất thường hay xem con là trung tâm của đời sống, mọi người và mọi việc khác đều phải xoay quanh con. Con đòi hỏi điều gì hay đòi hỏi lúc nào cũng được.

Lúc nào cũng sợ con khóc, con buồn nên những bậc cha mẹ này luôn luôn chiều theo ý con. Có những gia đình con không sợ cha mẹ mà hầu như là cha mẹ sợ con. Thương con như thế cũnglàm hại cho con. Chúng ta cần có sự khôn ngoan của Chúa và áp dụng lời Chúa trong việc dạy con để giữ quân bình trong tình cảm chúng ta dành cho con. Mục sư Billy Graham có lần nói: "Ở Mỹ có một điều đặc biệt, đó là cha mẹ rất vâng lời con. Con bảo gì cũng làm theo!" Xin Chúa giúp chúng ta tránh được lỗi lầm này.

Theo lời Kinh Thánh dạy, tình yêu là căn bản cho tất cả các mối quan hệ giữa chúng ta với người chung quanh. Nếu thiếu tình yêu, dù chúng ta làm gì, điều đó cũng không có ý nghĩa. Sứ đồ Phao-lô ngày xưa đã viết

13:1 Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa,  mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.

13:2 Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.

13:3 Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.

Theo nguyên tắc của Lời Chúa, nền tảng đầu tiên cho một gia đình vững mạnh, con cái nên người trưởng thành, là tình yêu thương, tình thương giữa vợ chồng và tình thương giữa cha mẹ với con cái.

Liên là một thiếu nữ khoảng 25 tuổi, làm việc trong một department store. Một ngày nọ, một người bạn học cũ mời Liên đi dự lễ ra trường của mình. Vì là bạn khá thân nên Liên sắp xếp thì giờ đi dự lễ để chia vui với bạn. Trong buổi lễ, khi những sinh viên tốt nghiệp được đọc tên, Liên nhận ra tên của một số bạn hồi cùng học trung học.

Bỗng Liên thấy buồn và hối tiếc trong lòng. Giá mà hồi đó Liên đừng lấy chồng sớm, cũng đừng bỏ học đi làm nhưng cứ chịu khó tiếp tục học thì hôm nay cũng đã xong bốn năm đại học và cũng được lãnh bằng như các bạn của mình.

Hơn nữa, phải chi bố mẹ quan tâm đến việc học của Liên, đừng chiều theo ý Liên nhưng lấy thẩm quyền làm cha mẹ, nghiêm khắc hơn  thúc đẩy,  khuyến khích hơn một tí thì ngày nay Liên đã có một tương lai tươi sáng hơn. Hồi đó Liên có người yêu sớm nên bỏ học, cha mẹ chiều ý Liên, bảo con muốn sao cũng được chứ không chỉ bảo, dẫn dắt. Bây giờ Liên phải làm một công việc với đồng lương thấp, đời sống vì thế cũng chật vật. Thưa quý vị, nếu vì thương con mà chúng ta chỉ chiều con chứ không dám nói hay làm điều gì trái ý con, lắm khi chúng ta vô tình gây thiệt hại cho con.

Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước, chúng tôi có nói về năm yếu tố hay năm điều kiện cần có để đào tạo nên những đứa con trưởng thành, chúng tôi cũng đã trình bày yếu tố thứ nhất, đó là trong gia đình cần có tình yêu thương: tình yêu vợ chồng dành cho nhau và tình yêu cha và mẹ dành cho con.

Hôm nay chúng tôi xin trình bày yếu tố thứ hai.

2. Yếu tố 2: Kỷ Luật:

Yếu tố thứ hai để có thể đào tạo nên những đứa con trưởng thành về mặt tình cảm,

tinh thần và tâm linh là trong gia đình: cần có kỷ luật.

Cha mẹ cần đặt luật lệ và giới hạn rõ ràng cho con vâng theo.

Quý vị có thấy là thường thường điều gì chúng ta bảo con đừng làm thì các em muốn làm không?

Ví dụ:

  • Khi ngồi trong nhà thờ hay ở nơi cần yên lặng, nếu ta bảo con nói nhỏ là các em muốn nói to và nói nhiều.
  • Khi bảo con đi chứ không được chạy là các em sẽ chạy.
  • Khi bảo con đi ngủ, các em sẽ tìm đủ mọi lý do để ra khỏi giường.
  • Những điều tốt và hữu ích cha mẹ bảo làm các em không làm, còn
  • Những  điều có hại và nguy hiểm, cha mẹ bảo đừng làm là các em muốn làm và có em phải làm cho bằng được.

Tại sao con em chúng ta cứ thích làm ngược lại những gì cha mẹ dạy bảo?

Đó là vì bản tính tội lỗi trong con người.

Không chỉ các em nhỏ thích làm những điều không được phép làm, mà các em lớn hơn và ngay cả người lớn cũng vậy.

Điều gì sai quấy, có hại hay điều gì bị cấm là chúng ta muốn làm.

Khi các em nhỏ làm ngược lại những gì cha mẹ dạy bảo, đó không phải là tính tự nhiên ngây thơ của trẻ con nhưng là các em thách thức thẩm quyền của cha mẹ. Các em muốn thử xem mình có thể vượt qua giới hạn mà cha mẹ đặt ra hay không?, hoặc xem thử cha mẹ sẽ nhường bước đến đâu. Ở tuổi nào con cái cũng muốn thách thức thẩm quyền của cha mẹ, từ những em mới vài tháng, đến những em vài ba tuổi, và đặc biệt là các em trong tuổi thiếu niên. 

Ngoài ra, vì tính tò mò và vì ảnh hưởng và áp lực của bạn bè, con em chúng ta cũng dễ có khuynh hướng muốn làm ngược lại lời dạy bảo của cha mẹ. Vì những yếu tố đó, là cha mẹ chúng ta cần đặt luật lệ và giới hạn cho con, để không phải khóc, phải khổ vì có những đứa con ngỗ nghịch, không tôn trọng thẩm quyền của cha mẹ, lớn lên làm những điều gây thiệt hại cho bản thân và gia đình.

Nếu con bước ra khỏi giới hạn và thách thức thẩm quyền của cha mẹ, chúng ta cần có biện pháp để chấm dứt điều đó. Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh và mọi trường hợp, chúng ta cần hướng dẫn con bằng tình thương và kỷ luật.

Lời Chúa trong Kinh Thánh dạy rằng nếu thật sự thương con, chúng ta phải áp dụng kỷ luật để dạy dỗ, uốn nắn con nên người trưởng thành. Trong Thánh Kinh Cựu Ước dạy những câu như sau:

24 Kẻ ghét con mới không dùng roi vọt,
người thương con sẽ lo sửa phạt con.
 (Châm Ngôn 13:24)

13 Đng ngi gì khi phi pht tr con,
n
ếu con đánh nó bng roi, nó đâu có chết.

14 Ly roi đánh nó là cu nó khi âm ty. (Châm ngôn ,23:13-14).  

15 Có chu đòn chu mng mi nên khôn,
tr
 con th lng gây ti bun cho m. ( châm ngôn 29:15).

Sự dạy bảo và roi sửa phạt của cha mẹ sẽ giúp con cái được khôn ngoan, các em sẽ biết đâu là điều tốt phải làm, đâu là điều xấu phải tránh

Nếu không rèn luyện uốn nắn con, các em sẽ trở nên những đứa trẻ vô kỷ luật, khiến cho cha mẹ phải xấu hổ.

Có lẽ quý vị đã từng chứng kiến những em nhỏ nằm vạ, gào khóc nơi công cộng, cha mẹ xấu hổ mà không biết làm sao, lý do là vì ở nhà mỗi khi các em gào khóc như thế, cha mẹ lập tức chiều theo ý các em nên đó là cách các em đòi hỏi điều mình muốn, bất kể là đang ở đâu, những em đó không nể sợ cha mẹ hay một người nào. Vì mọi người đều sinh ra trong tội lỗi, nếu để tự nhiên không hướng dẫn sẽ chọn điều sai quấy và con đường tội lỗi, vì thế kỷ luật là điều không thể thiếu trong gia đình nếu chúng ta muốn đào tạo nên những đứa con trưởng thành.