Công Giáo Khắp Nơi
Trong đời sống hiện đại, khái niệm về ma quỉ biến thành người trong Satan và các tay sai của nó có thể xem như chuyện sai niên đại mê tín. Nói cho cùng, ngày nay chúng ta có sự nắm bắt phức tạp của các nguồn gốc thần kinh học và tâm lý học về (các bệnh tâm thần)—tất cả các điều kiện mà việc điều trị, trong thời buổi ban đầu, thường gồm có việc xua đuổi tà ma bên trong.
 
Thế nhưng giáo hội vẫn duy trì rằng ma quỉ không chỉ là ẩn dụ mà có thể, cho dẫu hiềm khi, thực sự cư ngụ trong thân xác vật chất của hiện thân con người, và cho đến ngày nay, thực hiện nghi lễ trừ quỉ để trục xuất chúng. Và trong khi có thể mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm để “giải phóng” một người khỏi sự hiện diện của ma quỉ, nghi lễ long trọng của giáo hội về trừ quỉ có thể là một vũ khí kinh khủng chống lại ma quỉ như vậy.

Đây là các ý niệm chìa khóa trong cuốn sách của Matt Baglio, “Nghi lễ: Việc làm thành một người trừ quỉ hiện đại” (The Rite: The Making of a Modern Exorcist). Trong cuốn sách này, ông thuật lại các kinh nghiệm của Cha Gary Thomas, một cha sở dễ thương tại California, người đáp lời kêu gọi của giám mục mình theo học một khóa tại Rôma về bị quỉ ám và tham gia vào hơn 80 vụ trừ quỉ với các nhà trừ quỉ lão luyện của Ý.
 
Ông Baglio, một phóng viên viết cho The Associated Press và The International Herald Tribune và sống tại Rôma, gặp Cha Thomas ở đó vào mùa thu 2005. Hai người phát triển một tình bạn ấm áp dẫn đến việc người linh mục hoàn toàn hợp tác với phóng viên khi ông tiến hành thực tập làm một người trừ quỉ.
 
Bài báo mà thoạt đầu ông Baglio định viết phát triển thành một cuốn sách nghiên cứu không chỉ các tường thuật mắt thấy tai nghe của cuộc hành trình của Cha Thomas khi ông học trừ quỉ mà còn lịch sử về các nghi lễ và nghi thức của việc trừ quỉ, chân dung của những ai bị cho là bị quỉ ám, và một thảo luận về vai trò của thiên thần, ma quỉ, lễ nghi và bùa phép satan.
 
Nhiều người nghĩ rằng người trừ quỉ nhìn thấy ma quỉ khắp nơi, nhưng như ông Baglio viết trong một chương hấp dẫn, ngược lại xem ra đúng hơn nhiều.
 
Hướng dẫn của giáo hội đòi hỏi thận trọng và nhấn mạnh đến sự quan trọng của “việc nhận ra các thần linh,” điều được xem là một ân huệ của Chúa Thánh Linh. Giáo hội sau đó “đưa ra ba dấu chỉ cho thấy sự có thể hiện diện của một con quỉ: sức mạnh khác thường, khả năng nói và hiểu một ngôn ngữ chưa biết trước đó, và tri thức về các điều dấu kín,” ông Baglio tiếp tục.
 
Bởi vì nhiều bệnh tâm thần có thể bị nhận lầm như là chứng cứ của bị quỉ ám, điều này thường xảy ra, ông Baglio báo cáo, “rằng một người trừ quỉ sẽ có một toán các cá nhân (một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học và có lẽ một nhà thần kinh học) mà người đó tín nhiệm để giúp ông phân biệt.”
 
Ông Baglio có một năng khiếu kể chuyện hấp dẫn và tránh gây xúc động chủ đề của ông. Thế nhưng, mô tả của ông về các thay đổi kịch tính trong giọng ngân nga của một người bị quỉ ám một trong các lần trừ quỉ “thực tập” của Cha Thomas thì ớn lạnh: “Khi Cha Carmine tiếp tục kinh nguyện, một tiếng gầm gừ trầm trầm trong cổ họng bắt đầu thoát ra từ Chị Janica. Cha Gray quan sát chị, cố định ra nguồn gốc của tiếng gầm gừ…. Nó nghe như tiếng một con chó gừ khi chuẩn bị sẵn sàng cắn một ai đó. Từ việc đọc trước của ông, ông đã biết một con quỉ có thể tấn công người trừ quỉ trong lúc thực hành nghi thức…. Ông chẳng có ý niệm sẽ làm gì nếu một chuyện gì bạo lực như vậy xẩy ra.”
 
Cha Thomas được cho thấy ở đây với toàn thể lòng nghi ngờ ban đầu mà cuối cùng đã nhường chỗ cho một nhận thức sâu xa hơn về bản chất của ma quỉ. Quả thực, kinh nghiệm của ông đã dẫn ông đến sự thay đổi sâu sắc trong cách xử lý ơn gọi của ông, bởi vì chúng “phơi bày cho ông một tầm mức của nổi đau khổ của con người mà ông chưa bao giờ biết từng hiện hữu.” Đồng thời, ông thấy được ý nghĩa to lớn của niềm hy vọng, bởi vì ông nhận ra rằng nghi thức trừ quỉ đã hiệu quả thực sự: “Thậm chí cho dẫu ma quỉ hiện hữu trên thế giới, có một phương cách để đánh bại nó.”
 
Cuối cùng, “Nghi lễ” không làm yên tất cả mọi nghi ngờ về chủ đề này; cứ xem việc các y sĩ vẫn còn sử dụng chuyên ngữ đặc biệt, “demonomania[1]” để mô tả bệnh tâm thần trrong đó người bệnh có ảo giác bị thần linh ma quỉ ám ảnh. Nhưng nhìn chung, cuốn sách soi sáng một trong các hiện tượng tồn tại lâu đời và huyền bí của thế giới.
 
Hấp dẫn là, viết cuốn sách gây nên một thay đổi sâu sắc trong tác giả, người ghi công cho kinh nghiệm của việc quay ông từ một người Công giáo “theo văn hóa” trở lại thành một người Công giáo thực hành. Theo nhiều phương cách, ông Baglio viết, điều chính là những gì trừ quỉ nhắm tới: để giúp đỡ người bị quỉ ám quay về lại với các bí tích và như thế, bằng cách làm mạnh thêm việc thực hành đức tin của họ, trao cho họ quyền đề kháng lại ma quỉ.
 
Nancy L. Roberts là giáo sư về báo chí và truyền thông tại University at Albany, State University of New york, và là tác giả của “Dorothy Day and the Catholic Worker,” và nhiều sách khác.
Tác giả cống hiến nhân chứng tận mắt các tường thuật, sự dồi dào lịch sử về việc trừ quỉ Của Nancy L. Roberts

(Author offers eyewitness accounts, history galore about exorcisms by Nancy L. Roberts)
Nguồn: The Catholic Review Online, 2009
Trần Hữu Thuần (dịch)