Thánh Thần

Chúa Thánh Thần và ơn Kính sợ Chúa

Đây là một suy tư khác được trình bày trong cuộc thuyết trình video của các nhà thần học với chủ đề là Thánh Thần học từ Công đồng Vatican II cho tới Thời đại chúng ta. Đây là cuộc thuyết trình video thứ 11 do Bộ Giáo sĩ đỡ đầu. 
 

Ơn Kính sợ Chúa

Giáo sư Gerhard-Ludwig Miller, Munich, Germany

  
Kính sợ Chúa--là đầu mối khôn ngoan (Tv 110[111]:10). 
 
Những lời này trong Kinh Thánh nói với chúng ta rằng sự kính sợ Chúa và nhìn nhận quyền tối cao và sự toàn năng của Người là, đối với nhân loại, đầu mối sự hiểu biết mình. Loài người phải học phán đoán chính mình cho đúng sánh với Chúa. Nếu nhân loại suy nghĩ đúng về tính ngẫu nhiên và tính vô hiệu của mình, bấy giờ nhân loại sẽ được bảo vệ khỏi tính kiêu ngạo luôn luôn đi trước thất bại. 
 
Sự áy náy và sợ sệt ảnh hưởng tới con người khi con người suy nghĩ về sự vô nghĩa của mình, từ đầu cho đến cuối cuộc sống của mình, trở thành sự kính sợ và kính trọng Chúa, những sự đầy kinh ngạc và khâm phục. Không gì có thể làm cho anh em nhác sợ, thánh Teresa of Avia nói, bởi vì ai theo Chúa, có tất cả. Bởi vì tình yêu của Chúa hiện diện trong Chúa Giêsu Kitô, và sự chết hay sự dữ không còn khả năng làm hại nhân loại nữa (x. Rm 8:39). 
 
Khi đứng trước mặt Chúa, đấng sáng tạo và [cứu chuộc ] mình, con người mất hết sự sợ nô lệ (timor servilis) và hoàn thành sự hiểu biết vui mừng về quyền tối thượng của Chúa (timor Dei filialis-sự kính sợ hiếu tử), đó là một đại dương tình yêu (John of Damscus). 
 
Chính Thần Khí tràn đầy lòng chúng ta và làm cho chúng ta nói với Chúa Abba ! Lạy Cha! (x. Galatians 4:4-6 ; Rm 8:15) và cũng bao gòm sự kính sợ Chúa vào trong bảy ơn Thánh Thần (x. Isaiah 112: 2). 
 
Sự kính sợ Chúa cho phép người ta giữ một quan hệ đúng giữa sự tách ra và sự gần gũi của các tạo vật với Chúa. Chúa không phải là sự toàn năng không tình yêu, cũng không phải là nguyên nhân sự sợ và kinh hoàng, cũng không phải là tình yêu muốn phá hủy sự khác biệt giữa Đấng SángTạo và các tạo vật. Chỉ bằng cách này con người có thể được cứu khỏi kinh nghiệm sự hoàn toàn vô nghĩa trước một Chúa độc đoán, và, đồng thời, cũng khỏi sự muốn tập trung sự lưu ý của Chúa trên những ý định và cùng đích ích kỷ của mình. 
 
Với ơn thiêng liêng kính sợ Chúa trong lòng mình, người môn đệ hiểu những lời Chúa Giêsu nói trong lúc rửa chân trong phòng Tiệc: Anh em gọi Thầy là Thầy và là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa (Ga 13:14). Và người môn đệ bắt đầu hiểu tình yêu của Chúa, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3:16). Do đó chúng ta không còn tùy thuộc hay nô lệ tội lỗi nữa, nhưng là bạn hữu của Chúa Kitô và hưởng gia tài sự sống đời đời. 
 
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách