Thánh Thần

CHÚA THÁNH THẦN VÀ ƠN HIỂU BIẾT

Đây là một suy tư khác trình bày trong cuộc thuyết trình video tháng June của các thần học gia về Thánh Thần học từ Công đồng Vatican II cho tới Thời đại chúng ta. Đây là cuộc thuyết trình video làn thứ 11 do Bộ Giáo sĩ bảo trợ. 
 

Ơn Hiểu biết

Cha Gary Devery, OFM Cap--Sydney, Australia

  
Công việc đầu tiên của Chúa Thánh Thần là đem lại phẩm giá cho chúng ta với sự hiểu biết về chúng ta Sụ tự hiểu biết này được Chúa Thánh Thần dạy là có tính hiện sinh. Đó là sự hiểu biết về thực tại thâm sâu nhất của chúng ta. Đó là sự hiểu biết về những lý do làm chúng ta mất hy vọng, phải buồn rầu sâu xa, và nghi ngờ sâu về các biến cố sự sống; tất cả những gì mà hậu quả của tội lỗi chúng ta sinh ra trong chúng ta. 
 
Việc làm thứ nhất của Chúa Thánh Thần là thuyết phục chúng ta về tôi lỗi chúng ta. Đây là một nhiệm vụ thuyết phục có tính cứu rổi về sự tội, như thông điệp Dominum et Vivicantem (No. 28) dạy. Đó là một sự thuyết phục cứu rổi về sự tội bởi vì tội không có tiếng nói cuối cùng. Đó là một sự thuyết phục không có tính cách cáo giác nhưng chẩn đoán. Sự thuyết phục về sự tội được Chúa Thánh Thần hướng tới mầu nhiệm lớn hơn--đó là mầu nhiệm lòng mộ đạo, như tông huấn hậu thương hội đồng Reconciliatio et Paenitentia: (Nos. 19-20) dạy. 
 
Chúa Thánh Thần lôi kéo chúng ta vào một cuộc hành trình cải tạo, hay đúng hơn xuống một sự cải tạo, một kiểu kenosis, một sự làm trống chúng ta khỏi tính ích kỷ chúng ta. Lời Chúa, cách riêng như được diễn tả trong sụ tham dự đầy đủ và tích cực trong phụng vụ, thực hiện những lời ngôn sứ Hosea, Chúng ta phải biết Đức Chúa, phải ra sức nhận biết Người, ... Vì vậy Ta dùng ngôn sứ mà đánh phạt chúng, lấy lời Ta mà diệt trừ, phán quyết của Ta sẽ bừng lên như ánh sáng--vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu (6:3, 5-6). 
 
Lời Chúa bắt đầu đưa chúng ta vào cuộc hành trình biết rõ chính chúng ta. Khi chúng ta được thuyết phục cách cứu rổi về tội chúng ta là chúng ta tới đức khiêm nhượng. 
 
Sống trong khiêm nhượng nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần, cuộc hành trình Kitô hữu đến việc cải thiện trường kỳ, có thể được sống cách đơn sơ. Với sự tự hiểu biết này do Chúa Thành mạc khải, người Kitô hữu biết suy xét về sự sống của mình. Sự suy xét này là một phương diện nguyên lý của ơn hiểu biết Chúa Thánh Thần ban cho. Timaeus, người mù thành Jericho trong Tin Mừng thánh Marco, mạc khải cho chúng ta phương cách làm môn đệ (x. Marc 10: 45-52). Nhờ sự đui mù của anh được Chúa Giêsu chữa lành, bây giờ anh suy xét về sự sống của anh và đi theo dọc đàng hướng mắt về Chúa Giêsu. 
 
Chính ơn hiểu biết này, cách riêng trong phương diện suy xét, hướng con mắt người môn đệ Chúa Kitô tới mâu nhiệm lòng đạo đức. Ở đây người Kitô hữu tới được sự hiểu biết do Chúa thánh Thần mạc khải. Đó là mầu nhiệm đức tin chúng ta. Đó là sự hiểu biết mà sự khôn ngoan con người không thể thâm hiểu, như thánhPhaolô tuyên bố với cộng đoàn Corintô, Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoăc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá (1 Cor 2: 1-2). Chính Chúa Thánh Thàn cho chúng ta sự hiểu biết về Thiên Chúa. Đó là một sự hiểu biết hiện sinh về Thiên Chúa cho phép chúng ta kêu lên, Abba, lạy Cha (x, Rm 8: 14-17). 
 
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách