ĐGH Phanxicô

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ MUỐN NÓI GÌ VỚI PHONG TRÀO CANH TÂN ĐẶC SỦNG?

La Vie, Bosco d’Otreppe, 3-6-2014

Trong bài diễn văn đọc trước các thành viên của Phong trào Canh Tân Đặc Sủng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính xác nêu lên các lời dặn dò của ngài đến mức mà các lời này được bình giải rộng rãi trong thời gian này. Nên đọc các lời này như lời khuyến khích hay lời phê phán?

«Yêu cho roi cho vọt». Chắc chắn đây là một trong những câu châm ngôn của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Vào ngày chúa nhật đầu tháng 6, trong dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Phong trào, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được 52.000 người vui mừng tụ họp ở Sân Vận Động Thế Vận Hội Rôma đón tiếp ngài với lá cờ của Phong trào Canh Tân Đặc Sủng toàn cầu thay thế cho lá cờ của đội banh Ý.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài vui mừng được gặp lại họ, ngài đã lưu ý và chuẩn bị kỹ lưỡng lời dặn dò của ngài. Lời dặn dò thấm đậm «tình phụ tử», nhưng lời lẽ cứng rắn và có tính cách gánh vác đã khơi mào cho các bình luận sáng thứ hai vừa qua khi đại hội sắp sửa kết thúc trong những ngày này.

Một trường học kiểu Samba?

Đức Phanxicô khi vinh danh «tính đa dạng các đặc sủng» của Phong trào Canh Tân Đặc Sủng, ngài cũng không ngần ngại chỉ trích khả năng có thể có các cuộc đấu tranh nội bộ, đôi khi tổ chức «quá độ», hay muốn «kiểm soát ơn Chúa» (« Các anh chị hãy là những người phân phát ơn Chúa chứ không phải là người kiểm soát ơn Chúa»).

Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định hẹn gặp lại Phong trào vào năm 2017 để ngài dâng mừng lễ  ở Quảng trường Thánh Phêrô thì theo giám mục Guy de Kerimel, giáo phận Grenoble-Vienne, thuộc Phong trào Canh Tân Đặc Sủng, trả lời câu hỏi của Radio Vatican muốn biết tông giọng của Đức Thánh Cha Phanxicô là lời cảnh cáo hay lời dặn dò khuyến khích.

Giám mục giải thích, «Đức Phanxicô nhắc cho Phong trào nhớ lại đặc sủng của mình. Ngài giúp các thành viên ý thức ơn mình có không phải cho chính mình mà cho toàn Giáo hội».

Giám mục không thấy đây là lời kêu gọi chỉnh đốn nhưng là những điểm cần lưu ý, Radio Vatican giải thích. «Ngài nhắc chỉ một mình Chúa Giêsu là nhạc trưởng. Trong một nhóm, thế nào cũng có lúc này lúc kia người này người kia muốn nắm quyền lực, nghĩ rằng mình là người nhận định đúng hay có đặc sủng cao nhất».

Cuối cùng, trung thực với chính mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhân cơ hội này đã định nghĩa Giáo hội thống nhất là một Giáo hội «dễ bảo với Chúa Thánh Thần», điều ngài đã nói đến trong Tông huấn Niềm vui rao giảng Tin Mừng (Evangelii Gaudium). Gây ngạc nhiên cho các thành viên, Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận hồi Phong trào mới thành lập, ngài không thích Phong trào, ngài so sánh Phong trào như một «trường học theo kiểu Samba»1, nhưng bây giờ, ngài «nhận ra ơn sủng là nền tảng», giám mục Guy de Kerimel nêu rõ. «Chính vì vậy mà ngài muốn trước hết ơn sủng này phải được gìn giữ».

Lòng ưu ái săn sóc mang tính mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thêm một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ cho thấy ngài muốn khuyến khích đến độ nào, săn sóc con cái mình đến độ nào, bà Marie Malzac, ký giả của Trung tâm I.Media phân tích. «Bài diễn văn của ngài đã được soạn trước, chu đáo, chính xác. Ngài cắm chặt neo vào các đặc tính riêng của Phong trào, trong chính lịch sử của Phong trào. Đức Thánh Cha Phanxicô không bao giờ muốn coi thường các khó khăn nhưng muốn cải hóa từng người để họ đi về điều cốt yếu của các đặc sủng của mình.»

Các lời dặn dò mà chúng ta đã thấy khi ngài dặn dò các linh mục, lưu ý họ phải chống lại hình thức chủ nghĩa giáo quyền, dặn dò các giám mục khi nói đến thói thời thượng thế gian, và gần đây khi ngài nói chuyện với các thành viên của Con Đường Tân Dự Tòng. «Các chỉ trích theo kiểu này được xem như những lời khuyến khích và là dấu chỉ của tấm lòng ưu ái của ngài đối với công việc mục vụ và tình thương của ngài cho con cái mình».

Mặt khác, nhãn quan của Giám mục Guy de Kerimel cũng là nhãn quan của các vị tiền nhiệm của ngài, «quan tâm và khuyến khích, Phong trào là ở trong lòng Giáo hội Công giáo, trong Giáo hội, cho Giáo hội và cho mọi người», giám mục Guy de Kerimel đã kết thúc như trên trong buổi phỏng vấn của Đài Vatican.

Chú thích: 1. Trường Samba là một cách sinh hoạt xã hội và văn hóa phổ thông ở Ba Tây, chủ yếu là ở Rio de Janeiro. Mục đích chính của họ là tham dự vào lễ hội của thành phố Rio de Janeiro, trình bày các sinh hoạt của mình trong năm làm thế nào để có điểm cao nhất để được đứng hạng nhất.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển ngữ