Câu chuyện xảy ra tại Boémia thuộc liên bang Tiệp-Khắc trong thời kỳ nước này bị quân Đức quốc xã chiếm đóng.
Dư luận thế giới đồng loạt ủng hộ nhân dân Tiệp-Khắc.
Do đó một số người Tiệp yêu nước anh dũng kháng chiến, chống lại quân Đức xâm lăng. Lòngcăm tức quân thù tăng cao đến độ họ ghét tất cả người Đức,không phân biệt ai. Cô giáo người Đức tại Boémia kể lại như sau.
Tháng 9 năm 1938 - từ ngày 13 đến ngày 30 - thành phố Eger đặt trong tình trạng giới nghiêm.
Người dân Tiệp cương quyết đánh chống lại kẻ thù xâm lăng. Mọi giáo viên bị bắt buộc đến trường trình diện mỗi ngày, mặc dầu trường học không có bóng dáng học sinh nào.
Vào một buổi sáng trời thật đẹp, sau khi trình diện ở trường, tôi ra về. Trên đường tôi bỗng trông thấy nhóm người Tiệp hùa nhau đánh đập một thanh niên. Đường sá vắng tanh. Chỉ duy nhất người làm bánh xuất hiện trước cửa tiệm và la lên:
- Chết rồi, bây giờ đến lượt cô giáo Đức sẽ bị túm đánh!
Nghe vậy tôi không còn hồn vía nào nữa. Tôi chỉ biết nắm chặt trong tay cỗ tràng hạt Mân Côicó ảnh Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội và ảnh Thánh Cả GIUSE.
Còn đang sợ hãi phân-vân không biết nên tiếp tục đi hay quay trở lại trường học, thì một người đàn ông Tiệp hùng hổ, nhẩy bổ đến bên tôi. Ông giận dữ, cầm báng súng giáng mạnh xuống vai tôi. Ông vừa đập vừa hét lớn:
- Mày phải chết, cái con mẹ người Đức này!
Ngay lúc đó bỗng xuất hiện Cụ Già dáng điệu đạo-mạo đáng-kính, có bộ râu và mái tóc bạc trắng. Cụ đội chiếc mũ có vành rộng và khoác áo choàng. Cụ Già nói với người Tiệp:
- Anh không được phép đánh đập cô ta! Cô này có mặt ở đây là vì các trẻ em và để giúp đỡ tất cả mọi người!
Nghe Cụ Già nghiêm nghị nói thế, người thanh niên Tiệp cầm súng hoảng hốt bỏ chạy như một người điên.
Cụ Già lạ mặt cầm lấy tay tôi và dạy tôi đọc một kinh kính Đức Mẹ MARIA của thánh Louis-Marie Grignion de Montfort (1673-1716).
Cụ cũng khuyên tôi luôn mang trong mình ảnh vảy phép lạ Đức Mẹ (ảnh vảy Đức Mẹ ban ơn) với trọn lòng yêu mến. Sau cùng Cụ nhắn nhủ:
- Con phải hết sức cẩn trọng. Tối nay người ta sẽ giật mìn làm sập chiếc cầu trong thành phố (và đã xảy ra đúng y như vậy).
Con phải ý tứ đừng đi gần hàng rào, vì người ta gài mìn ở trong đó.
Con cũng phải luôn luôn cầu nguyện cùng Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm MARIA.
Cụ Già cùng đi với tôi suốt đoạn đường về nhà. Khi tới trước cửa, Cụ còn âu yếm nhắn nhủ lần cuối:
- Chúc con can đảm! Ta không bỏ rơi những ai mang trong mình với trọn lòng yêu kính ảnh vảy phép lạ của Đức Mẹ MARIA.
Nói xong, Cụ Già biến mất. Tôi nhìn ra đường cái - mặc dầu đường rộng và thẳng tắp - vẫn không trông thấy bóng người qua lại.
Người Khách Lạ cao niên đáng kính đó là ai? Đối với tôi, chắc chắn là Thánh Cả GIUSE! Y phục, lời khuyên bảo chỉ dạy và khuôn mặt khoan nhân đại lượng của Người khiến tôi có thể quả quyết:
- Cụ Già chính là Thánh Cả GIUSE!
Câu chuyện làm liên tưởng đến lời khẳng định của kinh sĩ Joseph Schafer, Linh Mục người Thụy Sĩ:
- Có một số ơn lành Thánh Cả GIUSE đặc biệt cầu bàu cho chúng ta trước Tòa THIÊN CHÚA.
Thứ nhất, ơn khiết tịnh và ơn chiến thắng cám dỗ chống lại đức trong sạch.
Thứ hai, ơn trợ giúp tội nhân thoát khỏi tình trạng tội lỗi.
Thứ ba, ơn can đảm thú nhận mọi yếu đuối, tội lỗi khi đi xưng tội.
Thứ tư, ơn sống thân tình với Đức Mẹ MARIA và đặc biệt sùng kính Đức Mẹ MARIA.
Thứ năm, ơn soi sáng để nhận ra ơn gọi, sống theo ơn gọi và sống cách trọn lành.
Thứ sáu, ơn trợ giúp đặc biệt trong lúc bị thử thách, đau bệnh và trong giờ hấp hối …
Hình như Thánh Cả GIUSE yêu thích nhiệm vụ tiếp tục che chở các trinh nữ, y như ngày xưa Thánh Cả che chở Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA vậy.
... Lạy Thánh Cả GIUSE, Đấng thầm lặng tận tâm bảo vệ Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA, xin cho con được sống và được chết như Thánh Cả.
(Chanoine Joseph Schafer, ”ALLEZ À JOSEPH”, Éditions du Parvis, 1990).
(René Laurentin, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambre Editeur 1990, trang 96-97).