Sau hai điểm thường có trong việc nguyện ngắm, đến điểm thứ ba, điểm này không luôn thường có trong tất cả mọi việc suy ngắm. Có người gọi là : dựng lại một hoàn cảnh, người khác gọi : bài học trong lòng. Đó chẳng qua là đem trình bày trước trí tưởng tượng cái cảnh tượng của mầu nhiệm mà ta muốn suy ngắm, như thể mầu nhiệm đó xảy ra thực sự, ngay trước mắt.

Read more ...

Cuối cùng, phải kết thúc nguyện ngắm bằng ba việc, mà ta phải làm với tất cả lòng khiêm nhường. Việc nhất : tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa về các tâm tình và dốc lòng Ngài ban cho ta, tạ ơn lòng từ bi nhân hậu Ngài mà ta nhận thấy biểu lộ trong mầu nhiệm vừa suy.

Read more ...

Sau việc của trí tưởng tượng, đến việc của trí hiểu, gọi là suy ngắm. Suy một hay nhiều điều nhằm kích thích tâm tình ta yêu mến Chúa, yêu quý các sự trên trời. Như thế suy ngắm khác học hành khác các cảm nghĩ hay suy tư thông thường

Read more ...

Phi-lô-tê, điều cần nhất là sau lúc suy ngắm con giữ những dốc lòng, quyết định đã chọn, để thực hành kỹ lưỡng trong ngày. Đó là hoa quả lớn nhất của suy ngắm, nếu không, suy ngắm sẽ ra vô ích, nếu không phải là hại nữa. Vì các nhân đức ta suy ngắm mà không thực hành sẽ thổi phồng trí khôn và can đảm cho ta ảo tưởng ta đã sống như ta dốc lòng và quyết nghị

Read more ...

Việc suy niệm phát sinh những tâm tình tốt trong ý chí tức là phạm vi tình cảm của linh hồn. Đó là những tâm tình mến Chúa yêu người, mong ước Thiên Đàng, mong được vinh quang, lòng nhiệt thành cứu các linh hồn, bắt chước gương mẫu Chúa Giêsu, lòng thông cảm các đau khổ Chúa, sự khâm phục, lòng hoan hỷ, sợ mất ơn nghĩa của Chúa,

Read more ...

Phi-lô-tê, nếu con thấy khô khan lạt lẽo lúc suy ngắm, xin con đừng nao núng. Đôi lần con hãy mở miệng đọc kinh ra tiếng, hãy than vãn với Chúa, hãy thú nhận sự bất xứng của con, xin Ngài giúp. Con hãy hôn ảnh Ngài nếu có. Hãy nói với Ngài các lời của ông Gia-cóp : “Con sẽ không buông Chúa ra nếu Chúa chưa chúc lành cho” (Sách Sáng thế 32, 26).

Read more ...

More Articles ...