Chinh Phục Tự Do Nội Tại
Tác giả Anselm Grün
Phần II:
5) Thư gởi ông Ti-mô-thê và con đường thần bí.
Các khẳng định trong bức thư gởi ông Ti-mô-thê có thể so sánh với nhãn quan thần bí chúng ta thấy ở Thầy Eckhart. Ông nói đi qua bức tường hữu hạn để bước ra lãnh vực của nguồn gốc vô tận và không được tạo dựng. Chúng ta chỉ thấy thực tế một cách đúng nếu chúng ta đưa thực tế này vào liên kết với Chúa. Cũng có thể nói chừng mực là nhìn thực tế bằng cặp mắt không ích kỷ, nhìn đúng mà không lẫn lộn với cái tôi của mình. Đúng vậy, thường thường chúng ta nhìn thế giới với cặp mắt nhuộm đen vì cái tôi của chúng ta. Thay vì nhìn sự việc quy về mình, theo Thầy Eckhart chúng ta không được nhìn sự việc “theo ý muốn riêng của chúng ta”.
Theo ông “Con phải tránh hoàn toàn ước muốn phải là mình và phải sống hòa họ với con người mình.” Chỉ khi nào chúng ta sống chừng mực và công chính thì chúng ta mới thoát được ích kỷ, chúng ta chính trực với chính mình và với thế giới bên ngoài và sống không tự làm khổ mình. Con đường thần bí là sống có ý thức với thực tế. Ý thức này sẽ giải thoát chúng ta khỏi tự hủy và tự tùng xẻo. Theo bức thư gởi ông Ti-mô-thê, ân sủng của Chúa Kitô giáo dục chúng ta khỏi vướng vào thói ích kỷ; giúp chúng ta thiết lập một quan hệ khách quan với thực tế và với chính mình; giúp chúng ta dấn thân vào đời sống trọn vẹn chú tâm vào Chúa. Ân sủng của Chúa giúp chúng ta sống hòa hợp với chính mình và với người khác. Đó là một tiến trình thần bí nếu chúng ta thực hiện được tinh thần bức thư gởi ông Ti-mô-thê, một tiến trình có phông nền là đời sống thiêng liêng Hy Lạp. Dù sao, ý nghĩa của bức thư này cho tôi thấy một con đường mới khi tôi chú giải bức thư này theo ngôn ngữ trị liệu cũng như ngôn ngữ thần bí.
--- o0o ---