Thánh Thần

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 6-6-2014


Ra đời từ những năm 1960 và bị giáng đòn vì một số chuyện tai tiếng, ngày nay Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng có một thế hệ mới được nhào nặn với những ước muốn và mong chờ khác nhau. Một tái Canh Tân mang một sinh khí mới nhờ nhân cách của Đức Phanxicô mà rất nhiều người xem đây là một giáo hoàng có nhiều đặc sủng.

«Năm 2004, tôi có một kinh nghiệm thiêng liêng rất mạnh. Lúc đó tôi có nhu cầu cần về nguồn, cần tìm một cái gì có cơ cấu, có điểm chuẩn, tôi gặp những người Công giáo khá «truyền thống». Vừa tiếp tục đi tìm tôi vừa quay về với những nhóm có tính đặc sủng nhất, tôi rơi vào tình trạng như ở ranh giới vực thẳm. Tôi còn nhớ tôi tham dự một buổi hòa nhạc tạ ơn, buổi hòa nhạc này chấm dứt với các bài hát trong nhiều ngôn ngữ với một bầu khí rất lạ, chẳng giống gì với các buổi hòa nhạc tôi đã từng đi...»

Mới đầu, Amaru, khi đó làm việc cho một đài truyền hình lớn, thật sự không tin mấy cái «chachas» này – tên lóng của những người trong Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng, họ nhấn mạnh trên Thánh Linh, các ơn huệ, các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Cho đến khi anh ghi tên vào đại hội Phúc Âm hóa Anuncio. «Tôi vừa đi tới mà vừa thụt lui, tôi tự nhủ: ích gì mà đi loan báo những chuyện cho những người mà họ chẳng đòi gì?» Họ giao cho anh một nhiệm vụ ở Cannes, trong dịp Liên hoan phim ở đây. Vì anh làm trong ngành truyền thông nên anh nghĩ cũng là một kinh nghiệm thích thú nhưng dù vậy, anh cũng vừa đi tới vừa đi lui. «Buổi chiều đầu tiên thì thật là thê thảm. Rồi tôi nhận thấy qua sự kiện, rằng đầu tiên hết trong sứ vụ là mỗi người cảm thấy mình thoải mái trong nhóm và nói lên các khó khăn của mình... điều này làm cho tôi rất xúc động. Nhóm này đã đặt lại nhiều chuyện vào đúng chỗ của nó trong đời sống thiêng liêng của tôi. Tôi nhận ra có nhiều phương tiện để thể hiện các đặc sủng cách rất cụ thể và hoàn toàn không làm cao...»

Có gì mới trong canh tân?

Lời chứng của anh Amaru có ý nghĩa vì đây là một sự tái canh tân nhẹ nhàng trong Phong Trào Canh Tân. «Lâu nay người ta nghĩ các ơn của Chúa Thánh Thần là rất tuyệt vời, ông Benjamin Pouzin, sáng lập viên nhóm Glorious phân tích, ông phụ trách các thánh lễ và các buổi chầu ở giáo xứ Thánh Blandine ở Lyon. Chẳng hạn, việc đi tìm những dấu chỉ như nghỉ ngơi trong Thần Khí trong một vài buổi canh thức cầu nguyện và bỗng nhiên, người ta làm các đặc sủng thành một thể loại, kiểu «người thay bóng đèn» (tên gọi cho những người theo đặc sủng vì cách cầu nguyện giang tay của họ). Vậy mà tất cả chúng ta đều được gọi để sống các ơn của Thần Khí: Canh Tân được gọi để đi ra khỏi Canh Tân. Đó là thách đố lớn cho ngày hôm nay. Ngày nay không thể xem Canh Tân ở một phía, còn các cấu trúc cổ điển của Giáo hội thì ở phía kia. Những ai không làm cho hàng rào cản rơi xuống thì phải bị ở một mình».

Ngoài ra, ở nhà thờ thánh Blandine còn tiến hành cái gọi là ‘làm rã ra’. Vì thế cứ mỗi chúa nhật thứ hai hàng tháng, các thành viên của Hiệp hội Thánh Vinh Sơn ở Lyon đi gom các nhu yếu phẩm ở nhà thờ Confluence, họ cầu nguyện bên cạnh các người «chachas»: «Lời ngợi khen không còn riêng cho các thành viên đặc sủng cũng như xã hội không còn là chọn lựa ưu tiên của những người tiến bộ. Sống trong Thần Khí là từ chối sống cục bộ. Vì thế Canh Tân có tinh thần đại kết sâu đậm», ông Benjamin Pouzin nói tiếp.

Vì vậy danh từ gọi «đặc sủng» và «cơ cấu cổ điển của Giáo hội» thay đổi tùy theo mỗi giáo xứ, mỗi giáo phận. Các tai tiếng mà một số cộng đoàn mới như các cộng đoàn Tám Mối Phúc Thật, Anh em thánh Gioan hay Tâm Điểm bị vấp phải đã làm cho người khác khinh nên việc thành lập một nhóm đặc sủng không phải lúc nào cũng là một việc làm thoải mái. Canh Tân càng ngày càng hội nhập vào thể chế và được xem như một nguồn tu hội phong phú, linh mục François Régis Wilhelem, cựu thành viên trách nhiệm Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng ở Pháp phân tích, cha còn là linh mục cố vấn về mặt thần học và tu đức thiêng liêng cho hội Huynh Đệ Chúa Hiện Xuống tụ họp 1200 nhóm cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng. Nhưng còn rất nhiều chuyện phải làm.» Benjamin Pouzin tự nguyện chấp nhận: «Từ thời thánh Phêrô và thánh Phaolô, đã có căng thẳng giữa những người theo đặc sủng và thể chế. Thể chế với cách quản trị nặng nề của mình không được làm cho phong trào đặc sủng bị ngộp thở nhưng nó rất cần thiết để đề phòng các hướng đi lệch lạc».

Phanxicô, giáo hoàng của những người «chachas»

Như thế, cùng với tất cả các thế hệ của Canh Tân, Đức Phanxicô đã tham dự vào buổi Đại hội toàn cầu của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng vào đầu tháng này, sự kiện này được xem như một dấu hiệu rất mạnh, đôi khi cũng mạnh như sự nâng đỡ của Đức Gioan-Phaolô II cho Phong trào. Rất nhiều người cho Đức Phanxicô là một giáo hoàng có đặc sủng về mặt nhân bản cũng như thiêng liêng. «Có thể như anh chị em đã biết, Đức Phanxicô nói trong bài diễn văn của mình, vào những năm đầu tiên của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng ở Buenos Aires, tôi không thích cho lắm. Tôi nói về họ: “Họ có vẻ như một trường samba!” Tôi không chia sẻ cách họ cầu nguyện và các điều mới mẻ chưa từng có trong Giáo hội. Sau đó tôi bắt đầu biết họ và cuối cùng tôi hiểu, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là một phần của Giáo hội», trước khi nhắc nhở những người có trách nhiệm Phong trào phải tránh nguy cơ có thể trở thành «những người ban phát ơn sủng, quyết định ai là người có thể nhận lời cầu nguyện dào dạt hay rửa tội trong Thánh Linh và ai thì không được nhận».

Đối với các «tân tông đồ của Thánh Linh», lời kêu gọi đi ra vùng ngoại biên của Đức Phanxicô mới đúng tầm mức của Phong trào Canh tân: «Thế hệ cha ông của chúng ta đi tìm một cộng đoàn, ông Amaru phân tích, họ muốn chia sẻ mọi chuyện với nhau trong đời sống cộng đồng. Thế hệ của chúng ta mang tầm mức sứ mệnh hơn vì thế hệ này bám rễ trong trong một xã hội mà không phải ai cũng là Kitô hữu. Chúng tôi muốn chia sẻ các đặc sủng, các tài năng để chúng có thể là chứng tá cho những người xa Giáo hội hay đã xa Giáo hội.»

Dù sứ mệnh đã hiện diện trong ngay trong làn sóng đầu tiên của Phong trào Canh Tân và tầm vóc cộng đoàn vẫn là điều quan tâm đối với các thế hệ trẻ nhưng hình như hưóng đi của họ đã bị dịch nhẹ, họ để các ngọn hải đăng chiếu đầy chỗ trên sứ mệnh. «Điều cốt tủy của Phong trào Canh tân vẫn là sự gặp gỡ năng động với Thiên Chúa hằng sống, nơi nảy sinh ra hoa trái của Giáo hội: phụng vụ Lời Chúa, Phúc Âm hóa, yêu mến các phép bí tích và phụng vụ các đặc sủng để làm chứng! Linh mục François-Régis Wilhélem giải thích. Trong Phong trào Canh tân, khía cạnh Phúc Âm hóa, làm chứng và Tin Mừng (tuyên xưng đức tin của các tín hữu Kitô đầu tiên trong Giáo hội dựa trên ba trụ: Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, Ngài đã sống lại và Ngài kêu gọi hoán cải) là quan trọng. Nếu nhóm biến thành từng nhóm nhỏ chỉ có tính cách mộ đạo và nếu chiều kích làm chứng hướng về vùng ngoại biên và đón nhận bị phai lạt thì nhóm cũng sẽ bị phai nhạt theo... Các đặc sủng không phải là những chuyện mà người ta dùng như dùng mứt ngọt».

Vì thế lời kêu gọi của Đức Phanxicô, một Giáo hội nghèo cho người nghèo có một âm vang: «Trong những nhóm cầu nguyện của Phong trào Canh tân, có rất nhiều người nghèo, người đơn sơ, người có đầy cả vấn đề. Họ đến vì họ cảm thấy mình không bị xét đoán, ông Benjamin Pouzin giải thích. Họ không còn tin ở những lời hứa hoa mỹ, họ không còn tin họ có thể thay đổi thế giới nhưng họ xác tín sâu xa, nếu họ thay đổi thì thế giới cũng thay đổi. Các thành viên đến trong các buổi cầu nguyện xin hai điều: được đón nhận và được nghe nói về Chúa mà không mang tính cách ý thức hệ, chính trị hay xã hội.»

Và đó là nghịch lý của các tân tông đồ của Thánh Linh: họ không còn tin vào những bài diễn văn hoa mỹ cũng như tin vào các thể chế như các thế hệ đi trước của họ, họ mong làm mới Giáo hội. Bắt đầu bằng chính họ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

http://phanxico.vn/2019/06/11/cac-tan-tong-do-cua-thanh-linh/

Xin đọc thêm:

  • Với Charis, Canh tân Đặc sủng được mời gọi để thổi bừng Giáo hội
  • Tác động của Canh tân Đặc sủng vẫn còn lớn vô cùng
  • “Giáo hội mong chờ một kitô giáo sống động chứ không phải một kitô giáo buồn bã”

Les nouveaux apôtres de l'Esprit Saint

http://www.lavie.fr/spiritualite/fetes-chretiennes/pentecote/les-nouveaux-apotres-de-l-esprit-saint-06-06-2014-53807_322.php

Publié le 06/06/2014 à 16h23 - Modifié le 18/05/2015 à 17h32 Marie-Lucile Kubacki


© Jean-Matthieu Gautier pour La Vie

Né dans les années 60 et frappé par un certain nombre de scandales, le mouvement charismatique voit arriver aujourd'hui une nouvelle génération pétrie d'envies et d'attentes différentes. Un renouveau dans le Renouveau vivifié par la personnalité de François que beaucoup perçoivent justement comme un pape charismatique.


Cet article est réservé aux abonnés

« En 2004, j'ai vécu une expérience spirituelle forte. A l'époque j'avais besoin de repères et de structures et j'ai rencontré des cathos assez « tradis ». En continuant à chercher et en me tournant vers des groupes plus charismatiques, je suis tombé sur des choses un peu borderline. Je me souviens d'une soirée de concert de louange qui s'est terminée en chants en langues dans une ambiance très étrange qui n'avait rien à voir avec le concert pour lequel j'étais venu... »

À l'origine, donc, Amaru, qui à l'époque travaillait dans une grande chaîne de télévision, n'était pas vraiment très convaincu par les « chachas » - surnom donné aux charismatiques, qui mettent l'accent sur l'action de l'Esprit saint et ses dons, les charismes. Jusqu'à ce qu'il s'inscrive au festival d'évangélisation Anuncio. « J'y suis allé à reculons, en me disant : quel intérêt d'aller annoncer des choses à des gens qui n'ont rien demandé ? » On lui confie une mission à Cannes, pendant le Festival. Comme il travaille dans l'audiovisuel, il se dit que l'expérience peut être amusante mais il y va quand même à reculons. « La première soirée a été catastrophique. Puis j'ai été marqué par le fait que ce qui était premier dans la mission était que chacun se sente bien dans le groupe et puisse dire ses difficultés... Ça m'a touché. Ce groupe a remis les choses en place dans ma vie spirituelle. Je me suis aperçu qu'il y avait des moyens d'incarner les charismes de manière très concrète et pas du tout perchée... »

Quoi de neuf dans le renouveau ?

Le témoignage d'Amaru est significatif d'un léger renouveau dans le Renouveau. « Longtemps, on a cru que les dons de l'Esprit étaient de l'ordre du merveilleux, analyse Benjamin Pouzin, fondateur du groupe Glorious, qui anime les messes et des soirées de louange à la paroisse Sainte Blandine à Lyon. Par exemple, la recherche de signes tels que le repos dans l'Esprit dans certaines veillées de prière et, du coup, on a fait des charismatiques une catégorie, celle des « dévisseurs d'ampoules » (nom donné aux charismatiques en raison de leur manière de prier les mains levées, ndlr.). Or nous sommes tous appelés à vivre des dons de l'Esprit : le Renouveau est appelé à sortir du Renouveau. C'est le grand défi aujourd'hui. Il ne peut plus y avoir le Renouveau d'un côté et les structures classiques de l'Eglise de l'autre. Ceux qui ne font pas tomber les barrières se condamnent tout seuls ».

A Sainte Blandine, d'ailleurs, on s'applique à dé-segmenter. Ainsi, des membres de la Conférence Saint Vincent de Paul à Lyon, qui collectent des produits de première nécessité tous les deuxièmes dimanches de chaque mois à l’église Confluence prient aux côtés des « chachas » : « La louange n'est plus l'option des charismatiques comme le social n'est plus l'option des progressistes. Vivre dans l'Esprit c'est refuser la segmentation. C'est pourquoi, aussi, le Renouveau est profondément oecuménique », poursuit Benjamin Pouzin.

Pour autant, l'articulation entre « charismatiques » et « structures classiques de l'Eglise » varie selon les paroisses et les diocèses. Les scandales qui ont frappé un certain nombre de communautés nouvelles comme les Béatitudes, les Frères de Saint Jean ou Points Coeur nourrissent la méfiance et monter un groupe de prière charismatique n'est pas toujours chose aisée. « Le Renouveau est de plus en plus intégré dans l'institution comme une richesse ecclésiale, analyse François Régis Wilhelem, ancien responsable du renouveau charismatique en France et prêtre conseiller théologique et spirituel de la Fraternité Pentecôte qui rassemble 1200 groupes de prière du Renouveau. Mais il y a encore beaucoup à faire. » Benjamin Pouzin l'admet bien volontiers : « Depuis Pierre et Paul, il existe une tension entre les charismes et l'institution. Cette dernière, avec ses pesanteurs administratives, ne doit pas étouffer le charisme mais elle est essentielle pour prévenir les dérives ».

François, pape des « chachas »

Ainsi, pour toutes les générations du Renouveau, que François ait assisté à la convention mondiale des charismatiques du début du mois est perçu comme un signe fort, parfois aussi important que le soutien de Jean-Paul II au mouvement. Beaucoup perçoivent François comme un pape charismatique, sur le plan humain et spirituel. « Comme vous le savez peut-être, a dit le pape pendant son discours, les premières années du Renouveau charismatique à Buenos Aires, je n’aimais pas beaucoup ces charismatiques. Et je disais d’eux : ‘‘Ils ont l’air d’une école de samba !’’. Je ne partageais pas leur façon de prier et les nombreuses nouvelles choses qui se passaient dans l’Église. Après, j’ai commencé à les connaître et en fin de compte j’ai compris le bien que le Renouveau charismatique fait à l’Église. » Avant de les mettre en garde les responsables de communauté contre le risque de devenir « des administrateurs de la grâce, décidant qui peut recevoir la prière d’effusion ou le baptême dans l’Esprit et qui, au contraire, ne le peut pas ».

Pour ces « nouveaux apôtres de l'Esprit Saint », l'appel du pape François à aller vers les périphéries est au diapason du Renouveau : « La génération de nos parents cherchait une communauté, analyse Amaru, ils voulaient partager des choses ensemble, dans une vie communautaire. Notre génération est plus missionnaire car elle s'enracine dans une société où être chrétien ne va plus de soi. Nous voulons partager nos charismes, nos talents, quels qu'ils soient afin de témoigner pour les gens qui sont loin de l'Eglise ou qui s'en sont éloignés. »

Même si la mission était présente dans la première vague du Renouveau et que la dimension communautaire reste une préoccupation pour les jeunes générations, il semblerait que le curseur se soit légèrement déplacé, mettant les pleins phares sur la mission. « La substantifique moelle du Renouveau, c'est une rencontre vivante avec le Dieu vivant d'où jaillissent les fruits de l'Eglise : l'exercice de la Parole, de l'évangélisation, l'amour des sacrements et l'exercice des charismes pour témoigner ! explique François-Régis Wilhélem. Dans le Renouveau l'aspect de l'évangélisation, du témoignage, du kérygme (profession de foi des premiers chrétiens reposant sur 3 piliers : Jésus est le fils de Dieu, il est ressuscité et il appelle à la conversion, ndlr.) sont importants. Si le groupe se transforme en petit groupe de piété et que la dimension de témoignage vers les périphéries et d'accueil se dilue, le groupe se dilue lui aussi... Les charismes ne sont pas des choses dont on jouit comme on jouit d'un pot de confiture ».

Résonance aussi à l'appel de François d'une Eglise pauvre pour les pauvres : « Dans les groupes de prières du Renouveau, il y a beaucoup de pauvres, de gens simples, qui ont plein de problèmes. Ils viennent parce qu'ils ne se sentent pas jugés, explique Benjamin Pouzin. Ils ne croient plus aux belles promesses, ils ne croient plus qu'ils pourront changer le monde mais ils croient profondément que c'est en commençant par se transformer eux-mêmes que peut être le monde changera. Les gens qui arrivent dans les veillées de prière demandent deux choses : être accueillis et qu'on leur parle de Dieu sans récupération idéologique, politique ou sociétale. »

C'est tout le paradoxe de ces nouveaux supporters de l'Esprit saint : ils ne croient plus aux grands discours ni aux institutions mais comme la génération qui les a précédés, ils aimeraient renouveler l'Eglise. À commencer par eux-mêmes.