„ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi,2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.“ ( Cv 2,2-4).
Những điều bạn cần biết về Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống luôn rơi vào 50 ngày sau khi Chúa chịu chết và sống lại, và 10 ngày sau lễ Thăng Thiên. Bởi vì lễ Phục Sinh không rơi vào một ngày nhất định trong niên lịch và vì lễ Chúa Thánh Thần lại tính theo thời điểm của lễ Phục Sinh, cho nên Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống sẽ rơi vào khoảng từ 10 tháng Năm đến 12 tháng Sáu.
Nhờ Thần Khí Để Tin Mừng Vang Xa
Cũng lạ ! Thiên Chúa đã chọn chính ngày lễ NGŨ TUẦN, một đại lễ “mừng kỷ niệm Giao Ước Si-Nai và tạ ơn mùa gặt mới” của “Đạo Cũ” – Do Thái giáo, để khai sinh “Đạo Mới” - Kitô giáo. Và “sự kiện” chính trong nghi lễ “khai trương đặc biệt” nầy, là biến cố “Thần Hiển của Ngôi Ba Thiên Chúa” mà ngôn ngữ Phụng Vụ truyền thống gọi là “Chúa Thánh Thần Hiện xuống”.
Các tân tông đồ của Thánh Linh
Ra đời từ những năm 1960 và bị giáng đòn vì một số chuyện tai tiếng, ngày nay Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng có một thế hệ mới được nhào nặn với những ước muốn và mong chờ khác nhau. Một tái Canh Tân mang một sinh khí mới nhờ nhân cách của Đức Phanxicô mà rất nhiều người xem đây là một giáo hoàng có nhiều đặc sủng.
Chúa Thánh Thần
Trước khi về trời, Chúa đã hứa cùng các môn đệ rằng: “ Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Dạy chúng hết mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi. Và này Ta sẽ ở với các ngươi mọi ngày cho đến tận thế.
Với Charis, Canh tân Đặc sủng được mời gọi để thổi bừng Giáo hội
Đức Phanxicô không ngừng khuyến khích việc tái phát động lại phong trào Canh tân, từ lâu ngài đã có ý tưởng này trong lòng... Những người thường được gọi đùa là người “thay bóng đèn” (vì cách cầu nguyện giang tay của họ) thì bây giờ được gọi để thổi bùng ngọn lửa của họ cho Giáo hội.